Diễn đàn giao lưu với nhà văn, nhà nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 53 - 56)

2.3.3.1. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Học sinh được củng cố kiến thức đã học.

- Học sinh có thể hiểu sâu hơn về tác giả, tác phẩm VHHTPP và những vấn đề xoay quanh nó, chẳng những đem lại tầm hiểu biết mới cho HS mà ngay cả GV cũng được lĩnh hội nhiều tri thức mới để phục vụ cho công việc giảng dạy của mình ( Ví dụ: Thơng qua những buổi giao lưu, trò chuyện như vậy cả GV và HS sẽ có hiểu biết sâu hơn về thời đại, hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ, về con người, mảng đời của các nhà văn, những nét mới về tác phẩm như: hình ảnh, lối sống của Vũ Trọng Phụng ngoài đời khác với giọng điệu trong các sáng tác văn học ra sao; không gian, thời gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao; làng Đại Hoàng trong các sáng tác của Nam Cao; những mẩu truyện xoay quanh nhân vật trong “ Chí Phèo” của Nam Cao, hình mẫu của các nhân vật trong truyện ngắn “ Chí Phèo”…).

* Kĩ năng:

- Nâng cao khả năng nêu ra vấn đề của HS ( Ví dụ: HS sẽ hỏi về hình mẫu của nhân vật Chí Phèo ngồi đời như thế nào, bắt nguồn từ đâu?).

- Rèn luyện khả năng ghi nhớ của HS ( Ví dụ: Khi nghe các nhà nghiên cứu kể về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Công Hoan, HS sẽ ghi nhớ những điểm quan trọng bằng cách ghi chép, ghi âm…).

* Thái độ:

- HS còn thêm hứng thú, u thích mơn Ngữ văn và sau buổi trò chuyện các em có thể sẽ say mê tìm tịi, khám phá những khía cạnh khác liên quan tới các sáng tác VHHTPP nữa.

- Đồng cảm với cuộc sống khổ cực của những con người sống trong giai đoạn đầy áp bức, bóc lột ( Ví dụ: Nghe nhà sử học kể về những năm

tháng trước cách mạng tháng Tám người dân khổ cực thế nào, nạn đói ra sao, nhất là nơng thơn. Từ đó HS thêm yêu mến, trân trọng, xót thương cho con người ấy, đặc biệt là người nông dân trong tác phẩm).

2.3.3.2. Cách thực hiện

* Chuẩn bị:

- Giáo viên hoặc người tổ chức chương trình phải xác định rõ chủ đề (Ví dụ: Những vấn đề xoay quanh truyện ngắn “ Chí Phèo” do cây bút tài năng Nam Cao- Sê-khốp của Việt Nam sáng tác”; “ Trào lưu văn học hiện thực phê phán em biết được những gì?”).

- Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cho HS. - Phân cơng các nhóm chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, bàn ghế… - Phân công người dẫn chương trình.

- Lên kế hoạch chương trình.

- Lập kế hoạch về thời gian, địa điểm tổ chức, nội dung: ( Ví dụ: Thời gian vào ngày tổ chức theo chủ đề văn học cuối tháng; Địa điểm có thể là sân trường hoặc hội trường; Nội dung là những vấn đề liên quan tới VHHTPP, từ khái niệm, nguồn gốc hình thành, các tác giả tiêu biểu, chặng đường phát triển…).

- Chuẩn bị danh sách thành phần tham gia:

+ Thành phần khách mời tới giao lưu trị chuyện cùng HS ( Ví dụ: Nhà nghiên cứu văn học Trần Đăng Xuyền…).

+ Khách mời tham dự buổi trò chuyện: ban giám hiệu, thầy cô giáo bộ môn Ngữ văn, các tổ bộ mơn khác…

+ Tham dự có HS các khối lớp. * Tiến hành

- Phần 1: Người dẫn chương trình lên khai mạc, tun bố lí do tổ chức buổi giao lưu ( củng cố, nâng cao hiểu biết của GV và HS về VHHTPP…), nêu chủ đề của buổi giao lưu, giới thiệu thành phần tham gia, nêu nội dung từng phần.

- Phần 2: Biểu diễn vài tiết mục văn nghệ cho khơng khí thêm sơi động. - Phần 3:

+ Bắt đầu cuộc trò chuyện với các khách mời tham dự ( Ví dụ: Đối với các tác phẩm VHHTPP trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tác giả đều đã qua đời. Bởi vậy không thể cho HS giao lưu với tác giả được mà GV chỉ có thể mời các nhà nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm, tác giả, trào lưu văn học ấy cùng trò chuyện, giải đáp thắc mắc và kể chuyện về cuộc đời nhà văn cho HS nghe, như thầy Trần Đăng Xuyền, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, thầy Hà Văn Đức… và một số nhà hoạt động chính trị, nhà nghiên cứu sử học vào những năm trước cách mạng tháng Tám…).

+ HS có thể đưa ra những câu hỏi để được giải đáp ( Ví dụ: HS đưa ra câu hỏi: “ Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến là ai?”, “ Vũ Trọng Phụng ngoài đời như thế nào?”, “ Ngoài việc dùng tinh thần thể dục để đánh lạc hướng quần chúng nhân dân, thực dân cịn dùng những hình thức nào?…).

+ Các vị khách mời giải đáp mọi ý kiến của HS. - Phần 3:

+ Giáo viên đại diện lên tặng quà, cảm ơn các vị khách mời đến giao lưu, chia sẻ hiểu biết của mình cho GV, HS của trường.

+ Người dẫn chương trình bế mạc. * Nhận xét, đánh giá:

- GV nhận xét về thái độ học tập của HS. - Đưa ra yêu cầu HS về làm bài thu hoạch.

2.3.3.3. Yêu cầu thực hiện

Đây là một hình thức hữu ích của HĐNGLL trong dạy học VHHTPP nói riêng và trong bộ mơn Ngữ văn nói chung. Tuy nhiên cần có sự chuẩn bị cẩn thận, từ việc mời các khách mời tới giao lưu, yêu cầu HS chuẩn bị hệ thống câu hỏi, thắc mắc cho đến việc sắp xếp sân khấu sao cho cuốn hút, hấp dẫn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 53 - 56)