- Nêu được giá trị nghệ thuật đặc sắc: dựng cảnh, chọn tình huống, tạo mâu thuẫn trong tác phẩm.
- Phân tích nghệ thuật trào phúng trong “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan.
- Phân tích truyện ngắn “ Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan để thấy được bộ mặt bịp bợp, giả dối thực dân Pháp nhằm đánh lạc hướng người dân.
- So sánh nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng với truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Cơng Hoan.
2.2. Vai trị của HĐNGLL trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán phán
HĐNGLL là một hoạt động có phạm vi rộng, xung quanh bao gồm nhiều vấn đề, các khâu liên quan tới nhau. Để tổ chức được một HĐNGLL hiệu quả cần có sự phối hợp giữa các yếu tố và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Những yếu tố đó được mơ tả trong mơ hình sau:
Hoạt động ngồi giờ lên lớp trong dạy học Ngữ văn nói chung và các tác phẩm văn học hiện thực phê phán nói riêng có tầm quan trọng, ảnh hưởng rất lớn.
Đối với môn Ngữ văn, đặc biệt là các tác phẩm văn chương địi hỏi GV phải có tác động tích cực để tạo ra được cho người học những xúc cảm đặc biệt, niềm say mê, hứng thú đối với mơn học. Có như vậy dạy học mới đạt được hiệu quả cao. Hơn nữa không phải bất cứ tác phẩm văn chương nào cũng ra đời và cũng có quan niệm thẩm mĩ gần gũi với thời đại người học đang sống. Cụ thể, tác phẩm VHHTPP đưa vào trong chương trình sách giáo khoa được viết vào những năm 1930 -1945. Giai đoạn đó là thời kì mà xã hội Việt Nam hết sức rối ren, chịu sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Vậy nên cái nhìn của các nhà văn sẽ khác so với thời đại ngày nay. Khơng phải HS nào cũng có thể hiểu được nỗi cay cực, đau đớn về tinh thần của người nông dân; bộ mặt giả dối bản chất lố lăng của xã hội thực dân nửa phong kiến; sự tàn độc, áp bức của địa chủ, tư sản đối với người nông dân; sự tha hóa của con người khi bị đẩy tới bước đường cùng.... Phải hiểu sâu về hoàn cảnh lịch sử, quan niệm thẩm mĩ giai đoạn đó thì mới có cái nhìn tồn diện về tác phẩm, những ý niệm sâu xa mà các nhà văn muốn nói tới.
HĐNGLL Hình thức thực hiện Nội dung triển khai Cách quản lí Đối tượng tham gia Điều kiện thực hiện
Vì vậy việc tổ chức HĐNGLL là hình thức dạy học mang tính chất tích cực, đã, đang và sẽ tạo được hiệu ứng tốt đối với yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên hoạt động ngồi giờ lên lớp khơng phải là vấn đề mới được nhắc tới mà đã có vị trí, vai trị nhất định, ít nhiều được tổ chức trong nhà trường phổ thông. HĐNGLL được khẳng định là một bộ phận của quá trình giáo dục, có liên quan mật thiết với các giờ dạy chính khóa, là sự tiếp nối những kiến thức ở trên lớp.
Việc tổ chức HĐNGLL trong dạy học tác phẩm VHHTPP lớp 11 thông qua những hình thức phong phú, đa dạng sẽ tạo nên giá trị thiết thực.
Một là, gây được hứng thú, kích thích niềm đam mê tìm hiểu, u thích
đối với các tác phẩm VHHTPP nói riêng và bộ mơn Ngữ văn nói chung. Các em sẽ khơng phải tiếp nhận kiến thức bằng sự thụ động, thầy giảng – trò nghe nữa mà sẽ chủ động hơn, tiếp cận chúng với niềm say mê, óc tị mị, trí sáng tạo. Như vậy chất lượng dạy học sẽ được nâng lên đáng kể.
Hai là, khơi dậy trong lòng người học những cung bậc cảm xúc khác
nhau; tâm hồn trở lên sâu sắc, tha thiết hơn; biết yêu thương, cảm thông cho những số phận nghiệt ngã; biết căm phẫn đối với bộ mặt giả dối, lố lăng, phi đạo đức…
Ba là, giúp người học mở rộng kiến thức về mọi mặt như thời đại, hoàn
cảnh sáng tác, tác giả và các yếu tố có liên quan tới tác phẩm. Học sinh không chỉ được học những kiến thức trên lớp mà các em cịn có cơ hội tiếp thu những tri thức mới về mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội, con người… từ nhiều nguồn thơng tin khác nhau như sách báo, truyền hình, băng đĩa, mạng xã hội, các chuyến đi thực tế…
Bốn là, việc tổ chức HĐNGLL là sự tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học
khác nhau vào trong một nội dung bài học. Từ đó HS có cái nhìn tổng qt hơn, mới mẻ hơn. Đây là cách thức tạo mối liên hệ, tương hỗ lẫn nhau giữa các môn học như lịch sử, địa lí…
Năm là, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo, năng lực. Khi
tham gia vào các hoạt động thực tiễn, được trải nghiệm HS sẽ dần hình thành được năng lực mới và hồn thiện năng lực sẵn có ( năng lực tự học, năng lực lập kế hoạch, năng lực tham gia các hoạt động thực tiễn…).
Sáu là, tổ chức HĐNGLL tạo mối liên hệ giữa nhà trường và các lực
lượng khác của xã hội.