Quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 101 - 103)

- Phương pháp trực quan Quy

3.4. Quy trình thực nghiệm

Việc tổ chức HĐNGLL sẽ gây hứng thú cho học sinh, tạo niềm yêu mến văn học, phát huy năng lực của học sinh.

3.4.1. Chuẩn bị

Tổ chức HĐNGLL cho đạt hiệu quả cần phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

* Đối tượng:

- Giáo viên:

+ Họp và thống nhất với các giáo viên khác về nội dung, hình thức, quy trình tổ chức, lên kế hoạch thực hiện.

+ Chọn người dẫn chương trình: một nam, một nữ có giọng đọc tốt, truyền cảm, có khả năng dẫn chương trình.

+ Lên danh sách khách mời tham dự HĐNGLL này: Ban giám hiệu, thầy cô giáo bộ môn văn

+ Phân công nhiệm vụ chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ như: sân khấu, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ diễn xuất…

- Học sinh:

+ Giáo viên sẽ phân vai diễn phù hợp cho học sinh (Chọn những học sinh có khả năng diễn xuất, tự tin trước đám đơng).

+ Chọn học sinh viết kịch bản “Chí Phèo- hiện thân của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”

+ Chọn một số học sinh tham gia biểu diễn vài tiết mục văn nghệ xen kẽ các phần chương trình, hay đọc thơ liên quan tác phẩm “Chí Phèo”.

* Kịch bản chương trình

Giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể để việc tổ chức hoạt động diễn ra đạt hiệu quả cao. Cần phải dự kiến những tình huống bất ngờ xảy ra để kịp xử lí. Đồng thời yêu cầu những người dẫn chương trình phải nhạy bén trong việc xử lí tình huống, dẫn dắt chương trình vào đúng hướng.

- Phần 1:

+ Dẫn dắt chương trình, giới thiệu chủ đề của chương trình + Giới thiệu thành phần tham dự

- Phần 2: Trình bày một số tiết mục văn nghệ cho khơng khí thêm hứng khởi.

- Phần 3: Diễn kịch bản “Chí Phèo- hiện thân của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”

- Phần 4: Câu hỏi dành cho khán giả - Phần 5: Kết thúc chương trình

* Kinh phí

Dự trù kinh phí cho tổ chức hoạt động này: tiền thuê trang phục, thuê đạo cụ, thiết bị liên quan…

* Văn nghệ

- Do học sinh lựa chọn cho phù hợp - Thơ ca liên quan tới tác phẩm Chí Phèo

- Kịch bản: Dựa vào truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy” để viết kịch bản: “ Chí Phèo- hiện thân của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”.

- Nhân vật bao gồm: Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở, Lí Cường, vài diễn viên đóng vai dân làng.

- Diễn viên được lựa chọn là những học sinh có năng khiếu diễn xuất, có ngoại hình phù hợp, tự tin.

- Các nhân vật được phác họa như sau:

+ Chí Phèo: Mặt gớm ghiếc, nát rượu, hay chửi bới, ăn vạ, cũng có lúc hiền như cục đất, có hành động quyết liệt khi bị cự tuyệt quyền làm người.

+ Bá Kiến: Miệng lưỡi gian hùng, xảo quyệt. + Thị Nở: Vơ dun, xấu xí.

+ Lí Cường: Trịnh thượng, hay nổi nóng.

* Phục trang

- Quần áo cho Nở và Chí Phèo, cha con Bá Kiến - Đôi guốc mộc cho cha con Bá Kiến

* Trang trí sân khấu

- Sân khấu được trang trí theo hình ảnh nơng thơn Việt Nam. - Có bụi chuối nơi Chí Phèo và thị Nở gặp nhau.

- Dựng một chiếc chõng tre

* Thời gian tập: 17 giờ các ngày trong tuần từ 10/10/2015 đến

9/10/2015.

* Trò chơi dành cho khán giả: là các câu hỏi liên quan tới Nam Cao

và tác phẩm “Chí Phèo”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 101 - 103)