Hội thảo khoa học theo chủ đề văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 58 - 61)

Hội thảo khoa học là hoạt động được tổ chức cho các cá nhân, tập thể bàn luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề khoa học có liên quan tới một lĩnh vực hay một chủ đề nào đó. Mục đích là làm sáng tỏ cơ sở lí luận, thực tiễn của vấn đề nào đó một cách có cơ sở khoa học

2.3.5.1. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Đào sâu, mở rộng tầm hiểu biết của HS về một vấn đề nào đó ( Ví dụ: Chủ đề hội thảo văn học liên quan tới VHHTPP, HS tham gia sẽ tìm tịi các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thiện báo cáo một cách tốt nhất, gồm các kiến thức về hoàn cảnh xã hội, khái niệm, nguồn gốc, chặng phát triển…).

- Có thêm kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu ( Ví dụ: Trong quá trình làm báo cáo HS sẽ có những kiến thức nhất định về các bước tiến hành nghiên cứu, các nội dung cần đề cập tới trong một báo cáo khoa học).

* Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nghiên cứu khoa học: Việc tổ chức hội thảo khoa học văn học là bước đệm giúp HS tập làm quen với nghiên cứu khoa học, bắt đầu từ việc xác định chủ đề, tập hợp tài liệu, chọn lọc và tổng hợp tài liệu, giúp các em khơng cịn cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng khi làm nghiên cứu khoa học sau này( Ví dụ: Khi nghiên cứu về VHHTPP, HS chọn một vấn đề nào đó để đi sâu tìm hiểu như “ Vũ Trọng Phụng – một tài năng tiểu thuyết”, sau đó sẽ tập hợp các tài liệu liên quan tới sáng tác là tiểu thuyết gồm “ Giông tố”, “ Số đỏ”…, đi sâu nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của chúng, tổng hợp thành bản báo cáo hoàn chỉnh).

- Rèn luyện bản lĩnh tự tin, xử lí tình huống nhanh: Trong buổi hội thảo, HS phải trình bày, đưa ra ý kiến đóng góp của mình trước toàn thể những người tham gia về một vấn đề nào đó thuộc phạm vi chủ đề chương trình. Đồng thời phải có phản ứng nhanh nhạy trước những lời phản bác, đánh giá của hội đồng cũng như các thành phần tham dự để bảo vệ ý kiến của mình. ( Ví dụ: Đối với vấn đề liên quan tới nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Cơng Hoan, sau khi HS trình bày xong giáo viên hoặc HS khác có thể đặt các câu hỏi liên quan như “ Nghệ thuật trào phúng của hai tác giả này có gì khác nhau?”…).

- Rèn luyện khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ khoa học của HS ( Ví dụ: Khi nghiên cứu khoa học, HS phải sử dụng các thuật ngữ khoa học, giải thích chúng một cách rõ ràng như “ Trào phúng”, “ Văn học hiện thực phê phán”…)

* Thái độ:

- Việc tham gia hội thảo khoa học sẽ khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu của các em.

- HS thêm u thích mơn Ngữ văn hơn. Trong quá trình nghiên cứu, HS có những hiểu biết mới, hay về vấn đề văn học, từ đó kích thích hứng thú học tập của các em.

2.3.5.2. Quy trình tổ ch c hội thảo khoa học

* Chuẩn bị

- Lên chủ đề cho chương trình: Nội dung chính hay chủ đề chính là linh hồn của hội thảo, quyết định mục đích, cách thức tổ chức như thế nào. Những vấn đề bàn luận cần có nội dung thiết thực, gần gũi, gắn liền với nội dung học tập cần đề cập tới. ( Ví dụ như có thể đặt tên cho buổi hội thảo khoa học về văn học là: Nam Cao còn sống mãi với thời gian; Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết “ Số đỏ” là một tiếng vang lớn…).

- Xây dựng kế hoạch tổ chức như thế nào cho hợp lí - Chuẩn bị kĩ lưỡng về các thành phần tham gia: + Người trực tiếp báo cáo khoa học là các em HS. + Người dẫn chương trình, điều khiển hội thảo là HS.

+ Giáo viên bộ môn Ngữ văn cùng ban giám hiệu và các thầy cơ khác đóng vai trò khách mời và hướng dẫn, định hướng cho các em tổ chức đi theo đúng hướng.

- Chuẩn bị đầy đủ về các phương tiện vật chất phục vụ cho buổi hội thảo diễn ra thuận lợi: địa điểm tổ chức, bàn ghế, trang trí, ánh sáng, âm thanh..

* Tiến hành - Ổn định tổ chức

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và các thành phần tham gia hội thảo.

- HS lên trình bày các bài báo cáo khoa học của mình. Các tham luận phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học. HS khi trình bày được phép sử dụng các bảng biểu, hình ảnh… để minh họa cho bài tham luận của mình. Trong q trình thảo luận cần có những người đứng ra phản biện để làm sáng

tỏ vấn đề một cách khách quan góp phần tạo nên khơng khí sơi nổi. Người trình bày sẽ phải giải đáp câu hỏi phản biện một cách rõ ràng, có căn cứ khoa học để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.

- Tổng kết hội thảo: Giáo viên cùng khách mời sẽ đóng góp ý kiến để bổ sung cho những thiếu sót trong bản báo cáo khoa học của các em. Khẳng định những vấn đề được hội thảo nhất trí, sau đó nên đề xuất và kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Những vấn đề chưa thỏa đáng sẽ được tiếp tục suy nghĩ và bàn bạc.

Trong buổi hội thảo có thể mời một số nhà nghiên cứu văn học, giảng viên giảng dạy phần văn học có liên quan đến để có những đóng góp ý kiến, nhận xét chuyên sâu hơn.

Sau khi kết thúc buổi hội thảo, GV yêu cầu HS về nhà viết bài thu hoạch để đánh giá quá trình tham gia và kiến thức các em tiếp nhận được như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 58 - 61)