2.3.7.1. Mục tiêu
* Kiến thức:
- Giúp HS có được kiến thức liên mơn gồm lịch sử, địa lí, văn hóa… ( Ví dụ: Trong chuyến tham quan dã ngoại về quê hương Nam Cao học sinh sẽ có thêm kiến thức lịch sử như thời kì nơng thơn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám như thế nào; có nét văn hóa gì về trang phục, lối sống, hình ảnh làng quê Việt Nam…).
- Nâng cao hiểu biết về tác giả và mối liên hệ đời thực với tác phẩm (Ví dụ: Về thăm quê hương Nam Cao, HS sẽ được nghe em trai của tác giả kể về cuộc đời anh trai mình, được nghe về những vấn đề liên quan tới tác phẩm “ Chí Phèo” như hình mẫu ngồi đời thực, tận mắt chứng kiến nhà Bá Kiến và vườn chuối…).
* Kĩ năng:
- HS sẽ dần hình thành, hồn thiện những năng lực tiềm ẩn trong con người mình như: năng lực tìm kiếm và xử lí thơng tin, năng lực tự quản lí, năng lực quan sát,…( Ví dụ: Trong q trình tham quan quê Nam Cao, HS chủ động ghi chép, ghi âm lời thuyết minh về cuộc sống Nam Cao, người nơng dân thời đó, hình mẫu các nhân vật… hoặc chụp ảnh nhà Bá Kiến, vườn chuối…làm dữ liệu cho bài thu hoạch).
- Rèn luyện năng lực hợp tác ( Ví dụ: Sau chuyến tham quan học tập HS sẽ phải làm bài thu hoạch theo yêu cầu mà GV đã phân cơng cho các nhóm, mỗi nhóm sẽ phân chia cơng việc cụ thể từ chụp ảnh, ghi âm, tìm tài liệu liên quan tới tác giả Nam Cao và “Chí Phèo”, cụ thể như hình mẫu các nhân vật trong tác phẩm hay cuộc sống người nông dân trước cách mạng tháng Tám…).
- Giúp HS hình thành năng lực cảm thụ văn chương một cách tự nhiên, sâu sắc nhờ vào việc trực tiếp cảm nhận hình ảnh làng quê Việt Nam.
* Thái độ:
- Bồi dưỡng xúc cảm đáng quý - nguồn cội của niềm say mê văn học. - Hình thành nên những tình cảm yêu mến, tự hào, gắn bó hơn. Đó là phẩm chất tốt đẹp, hồn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn các em được khơi dậy.
2.3.7.2. Quy trình
* Chuẩn bị
- Xác định và tìm hiểu mọi thơng tin liên quan đến địa điểm tới tham quan có liên quan tới chủ đề, nội dung bài học ( Ví dụ: Làng Đại Hồng – q hương Nam Cao, chủ đề “ Hành trình về với làng Vũ Đại ngày ấy”).
- Phác thảo kế hoạch tham quan như thời gian xuất phát, nghỉ ngơi, các hoạt động sẽ được thực hiện…
Ví dụ:
+ Thời gian: chủ nhật
+ Thời gian xuất phát: 6 giờ sáng + Thời gian nghỉ ngơi: 8 giờ sáng
+ Hoạt động được thực hiện gồm: thăm nhà Bá Kiến, nhà tưởng niệm Nam Cao, nghe em trai tác giả kể về cuộc đời Nam Cao, nguyên mẫu nhân vật, cuộc sống làng quê Việt Nam xưa...
- Giao nhiệm vụ cho từng các thành viên như trưởng đoàn, người thuyết minh…; mời một số GV hoặc phụ huynh để quản lí HS
- Thông báo cho HS và các thành viên lịch trình cụ thể. * Tiến trình buổi tham quan học tập
- Tổ chức cho HS tham quan theo đúng kế hoạch đưa ra.
- Trước khi tham quan, GV cần nhắc nhở HS làm theo sự hướng dẫn của người quản lí, tránh tình trạng ồn ào, mất trật tự.
- Trong quá trình tham quan HS cần lắng nghe, quan sát, ghi chép những vấn đề có liên quan tới nội dung học tập. GV cũng cần quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS khi cần thiết.
- Khi kết thúc buổi tham quan, dã ngoại GV yêu cầu HS về làm bài thu hoạch, dựa vào đó đánh giá, nhận xét hiệu quả q trình tham quan học tập. Từ đó có những điều chỉnh hợp lí, đúc rút kinh nghiệm cho lần sau ( Ví dụ: Yêu cầu bài thu hoạch được GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm như nguyên mẫu nhân vật trong tác phẩm “ Chí Phèo”, cuộc sống người nông dân trước cách mạng tháng Tám ở nông thôn Việt Nam…).
2.3.7.3. Yêu cầu
- GV và học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận về mọi mặt: xác định địa điểm đến, thời gian, các hoạt động được tổ chức, dự trù kinh phí,
phương tiện đi lại, thành phần tham gia…để quá trình tham quan được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
- Phải xây dựng nội quy chặt chẽ để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra. - GV cần có sự theo dõi, quản lí chặt chẽ trong mọi tình huống và hướng dẫn, đôn đốc HS nghiêm túc học tập.
- GV cần đưa ra những câu hỏi trước khi tiến hành tham quan để định hướng nội dung học tập cho HS.