2.3.1.1. Mục tiêu
Hình thức sân khấu hóa ( làm phim ngắn) trong HĐNGLL được thực hiện trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán cần đạt được những mục tiêu sau:
* Kiến thức:
- Thấy được bộ mặt xã hội Việt Nam trong từng thời kì cụ thể của tác phẩm ( Ví dụ: Trong đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” học sinh sẽ thấy được bộ mặt giả dối, lố lăng của xã hội thực dân nửa phong kiến).
- Tính cách, số phận của từng nhân vật trong tác phẩm ( Ví dụ: Đối với “ Chí Phèo” học sinh sẽ được hóa thân vào nhân vật từ đó thấy được số phận đầy bi kịch của Chí, Từ một người lương thiện, trở thành kẻ bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, khi muốn trở lại làm người lương thiện lại bị xã hội quay lưng lại).
- Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ( Ví dụ: Đoạn mở đầu truyện ngắn “ Chí Phèo”, học sinh thấy được nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ tài tình trong tiếng chửi của Chí Phèo).
* Kĩ năng:
- Phân tích tâm lí nhân vật để từ đó nhập vai một cách tốt nhất ( Ví dụ: Khi học sinh nắm bắt được tâm lí nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn “ Chí Phèo” sẽ nhập vai tốt hơn, bộc lộ được bản chất gian hùng của hắn).
- Nâng cao khả năng làm việc nhóm, hợp tác ( Ví dụ: Học sinh được phân công nhiệm vụ tập diễn kịch sẽ phối hợp làm việc với nhau).
- Nâng cao khả năng làm việc độc lập ( Ví dụ: Mỗi thành viên trong nhóm sẽ được phân cơng nhiệm vụ cụ thể như viết từng cảnh diễn của kịch bản từ đoạn trích “ Hạnh phúc một tang gia”, sau đó mới thảo luận và đi tới thống nhất ý kiến chung, hoàn thiện).
- Tạo lập văn bản ( Học sinh sẽ thiết kế kịch bản dựa trên đoạn trích đã có sẵn “ Hạnh phúc của một tang gia”, rèn khả năng sử dụng ngôn ngữ).
- Nâng cao bản lĩnh tự tin, xử lí tình huống nhanh nhạy ( Ví dụ: Được đóng vai các nhân vật và diễn trước đám đông sẽ nâng cao sự tự tin cho học sinh).
* Thái độ:
- Cảm thông với số phận nhân vật ( Ví dụ: Khi nhập vai vào nhân vật Chí Phèo học sinh sẽ cảm nhận được cuộc đời đầy bi kịch của Chí mà đồng cảm, thương xót).
- Thể hiện cách đánh giá, thái độ với nhân vật, xã hội ( Ví dụ: Sau khi diễn đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” học sinh nhìn thấy và lên án bộ mặt lố lăng, giả dối của từng nhân vật – tựu chung lại là tồn bộ xã hội, ngồi khóc, trong cười khi gia đình có đám tang, ai ai cũng đều vui mừng vì đạt được mục đích của mình).
2.3.1.2. Cách tiến hành
* Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu, nội dung vở kịch bám sát với các tác phẩm VHHTPP ( Ví dụ: Trước khi tiến hành sân khấu hóa ( làm phim ngắn) đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” cần phải xác định mục tiêu và nội dung kịch bản gắn liền với văn bản đó, nhằm định hướng cho học sinh).
- Lựa chọn thời gian, địa điểm diễn kịch ( Ví dụ: Có thể nhân dịp ngày thành lập trường, 20/11, 8/3…).
- Xây dựng kịch bản: HS chuẩn bị kịch bản, GV sẽ xem và điều chỉnh cho hợp lí
Ví dụ: Học sinh sẽ phân chia các cảnh của kịch bản “ Đám tang – vui hay sầu?” cho từng thành viên viết, có thể chia làm 3 cảnh:
Cảnh 1: Xuân Tóc Đỏ làm cho bố cụ cố Hồng chết
Cảnh 2: Trước khi đưa tang – niềm vui sướng của các thành viên Cảnh 3: Cảnh đưa ma
Sau đó thảo luận điều chỉnh, thống nhất ý kiến và nhờ giáo viên tư vấn, định hướng cho hợp lí.
- GV sẽ lựa chọn HS có khả năng diễn xuất và phân vai cho phù hợp (Ví dụ: Giáo viên sẽ lựa chọn các em học sinh có khả năng diễn xuất,ngoại hình, tính cách phù hợp với nhân vật như Xn Tóc Đỏ, cơ Tuyết, Phán mọc sừng, cụ cố Hồng, câu Tú Tân… , ngồi ra có các nhân vật quần chúng khác là khách đến dự đám tang).
- Chuẩn bị trang phục, đồ diễn cho phù hợp, trang trí sân khấu…
Ví dụ: Giáo viên sẽ phân chia thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ thực hiện một nhiệm vụ cụ thể như:
Nhóm 1: chuẩn bị trang phục cho các nhân vật: bộ đồ ngây thơ cho cô Tuyết, quần áo vải xơ, gậy…
Nhóm 2: Trang trí sân khấu giống 1 đám tang: vài bộ bàn ghế, giấy cáo phó, câu đối,,…
* Tiến trình thực hiện
- Trước khi diễn kịch, GV đưa ra một số yêu cầu liên quan tới nội dung bài học cho HS suy ngẫm, nghiên cứu.
Ví dụ: Trước khi diễn vở kịch “ Đám tang – vui hay sầu”, giáo viên sẽ đưa ra một số câu hỏi có liên quan tới nội dung bài học cho học sinh suy nghĩ:
Câu hỏi 1: Thông qua vở diễn và đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” em thấy có điểm gì gây cười và đáng lên án?
Câu hỏi 2: Em thấy hạnh phúc của những người trong gia đình có tang được thể hiện như thế nào qua từng nhân vật?
- GV cho HS tổ chức diễn kịch theo kịch bản đã hoàn thiện và sau khi tập luyện nhuần nhuyễn.
- Trong quá trình diễn các HS khác cần chú ý theo dõi và có thể quay video.
- Kết thúc buổi diễn, GV nhận xét, đánh giá về vai diễn, cách diễn, cách thể hiện của HS và yêu cầu HS làm bài thu hoạch theo nhiệm vụ ban đầu đưa ra để kiểm tra quá trình theo dõi, mức độ hiểu biết của HS về nội dung bài học.
2.3.1.3. Yêu cầu
- GV cần xác định chủ đề gắn với nội dung bài học, cụ thể là các tác phẩm VHHTPP lớp 11.
- Yêu cầu HS tham gia nghiêm túc, có sự chuẩn bị chu đáo về kịch bản, vai diễn, sân khấu…
- HS cần có niềm say mê, hứng thú, nhập vai hết mình.
2.3.2. Trò chơi
Trò chơi là hình thức tổ chức HĐNGLL được tiến hành nhẹ nhàng, không nhàm chán, lôi cuốn HS tham gia với tinh thần thoải mái, thư giãn. Hình thức tổ chức trị chơi rất phong phú, đa dạng bằng việc GV dựng lại các game show truyền hình như: “Rung chng vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Chiếc nón kì diệu”… bổ ích, thú vị dựa trên cơ sở những nội dung đã được học và phạm vi kiến thức có liên quan sâu rộng hơn.
2.3.2.1. Mục tiêu
* Kiến thức:
+ Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học: yếu tố liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan và tác phẩm “ Chí Phèo”, đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia”, truyện ngắn “ Tinh thần thể dục”
+ Mở rộng thêm hiểu biết về các tác giả và tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán ( Ngữ văn 11).
* Kĩ năng:
+ Giúp học sinh có khả năng huy động kiến thức đã học như cuộc đời, sự nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới các tác giả Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan; nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học hiện thực phê phán liên quan trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
+ Rèn luyện khả năng bình tĩnh, tự tin khi trả lời các câu hỏi mà chương trình đưa ra.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác, làm việc nhóm giữa các thành viên. * Thái độ:
+ Giúp học sinh thêm yêu thích, say mê tìm hiểu mơn Ngữ văn nói chung và trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng, cụ thể hơn là các tác giả cùng tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
+ Có cái nhìn, cách đánh giá đúng về xã hội, nhân vật trong các tác phẩm VHHTPP ( Phê phán tính chất bịp bợm, lừa lọc của bọn thực dân nhằm đánh lạc hướng quần chúng trong truyện ngắn “ Tinh thần thể dục” – Nguyễn Công Hoan; yêu mến bản chất lương thiện ở con người Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao…).
2.3.2.2. Cách thực hiện
* Bước 1: Chuẩn bị
- GV và HS xác định chủ đề, mục tiêu của trò chơi
- GV chuẩn bị hệ thống các câu hỏi, phương án trả lời có nội dung liên quan tới các tác phẩm văn học hiện thực phê phán đã được học trong chương trình lớp 11.
- GV và HS cùng chuẩn bị các phương tiện, đạo cụ phục vụ cho trò chơi như: bàn ghế, đồng hồ, micro,… và các phần thưởng dành cho người chiến thắng.
- Giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi. - Hướng dẫn trò chơi
- Chơi thử nếu thấy cần thiết - Tổ chức cho HS chơi
- Xử lí tình huống theo luật chơi * Bước 3: Kết thúc trò chơi
- Nhận xét các đội trong quá trình chơi - Trao phần thưởng cho đội chiến thắng - Thảo luận về ý nghĩa của trò chơi
Ví dụ: Dưới đây là ví dụ về tổ chức chương trình “ Rung chng vàng” gắn với nội dung bài học các tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( Ngữ văn 11) với chủ đề “ Những điểm sáng trong trào lưu văn học hiện thực phán”.
* Chuẩn bị
- Thành lập ban tổ chức cuộc thi.
- Thông báo kế hoạch về thời gian, nội dung cuộc thi: + Thời gian tổ chức: Ngày 20/11 – ngày nhà giáo Việt Nam
+ Nội dung cuộc thi: chủ đề “ Những điểm sáng trong trào lưu văn học hiện thực phê phán” có nội dung bao trùm tác giả và tác phẩm thuộc văn học hiện thực phê phán ( Ngữ văn 11).
- Phân công khâu chuẩn bị phương tiện, sân khấu cho các cá nhân, tập thể: + Nhóm 1: Chuẩn bị các phương tiện như âm thanh, ánh sáng.
+ Nhóm 2: Chuẩn bị bàn ghế. + Nhóm 3: Trang trí sân khấu.
+ Nhóm 4: Lễ tân đón khách mời và tiếp nước.
+ Chọn một học sinh nam hoặc nữ có khả năng diễn đạt lưu lốt, xử lí tình huống tốt dẫn chương trình.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án trả lời có nội dung liên quan tới các tác giả và tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán: cuộc đời, sự nghiệp của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Cơng Hoan cùng các tác
phẩm hay đoạn trích “Chí Phèo”, “Hạnh phúc của một tang gia”, “ Tinh thần thể dục” .
- Dự kiến thành phần tham gia:
+ Ban giám khảo 3 người: Hiệu phó chun mơn, tổ trưởng tổ Ngữ văn, giáo viên môn Ngữ văn.
+ Khách mời: Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong tổ Ngữ văn và các GV khác.
+ Thành phần tham gia chơi: Học sinh lớp 11, 12 ( gồm 30 học sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn).
* Tiến trình cuộc thi
- Tuyên bố lí do tổ chức hội thi rung chuông vàng với chủ đề về văn học hiện thực phê phán, giới thiệu các thành phần tham gia.
- Phổ biến thể lệ cuộc thi + Học sinh:
Được quyền trả lời câu hỏi có nội dung liên quan tới văn học hiện thực phê phán từ 1 tới 20 và cán đích “ Rung chng vàng”.
Mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ là 30 giây, đáp án phải trùng với chương trình đưa ra, đáp án ghi trên bảng phải rõ ràng ( Nếu có đáp án khác đúng thì ban giám khảo sẽ thảo luận và quyết định).
Khi bị loại, thí sinh rời sàn thi đấu, trở về vị trí và chờ GV cứu trợ. Câu hỏi thứ 18 - 19 thí sinh có quyền lựa chọn bạn cứu trợ.
Cuộc thi có thể dừng lại trước câu 20, cơng bố thí sính cuối cùng cịn lại trên sàn thi đấu lúc này đạt giải.
Câu thứ 20 thí sinh thi bình thường.
Sau câu 20 cịn lại nhiều thí sinh, sẽ tổ chức thi dự bị 5 câu. Sau khi thi 5 câu dự bị nếu có nhiều thí sinh trả lời đúng thì phần thưởng cộng lại và chia đều cho các thí sinh, kết thúc cuộc thi.
Q trình thi đấu thí sinh phải trật tự, nghiêm túc không trao đổi. + Về việc cứu trợ:
Các thầy cô giáo viên chủ nhiệm sẽ lập đội cứu trợ cho thí sinh.
Thầy cơ giáo tham gia cứu trợ sẽ chơi trò chơi sau: Hai thầy cơ giáo lớp đó sẽ buộc chân trái và chân phải lại với nhau, tay trái và tay phải của thầy cô sẽ cùng cầm một quả bóng. Trong vịng 2 phút phải cùng nhau đưa được bong bóng từ phía sau lên giỏ ở phía trên. Mỗi quả bóng thu được sẽ tương ứng một thí sinh quay lại sàn thi đấu. Nếu lớp đó có ít bong bóng thì ưu tiên cho những thí sinh bị loại sau.
Việc cứu trợ thực hiện một lần vào thời điểm thích hợp, khi trên sàn thi đấu cịn lại ít hơn 5 thí sinh.
Sau câu 15 khơng thực hiện cứu trợ.
Từ câu 16 về sau, ban tổ chức sẽ xét giải cho tập thể. + Cổ động viên:
Trong q trình thi đấu phải giữ trật tự, khơng lộ đáp án cho bạn biết. Cổ động viên sẽ được quyền tham gia cứu trợ cho bạn ở câu 18 hoặc 19 do thí sinh lựa chọn.
- Tiến hành thi với nội dung các câu hỏi thuộc phần văn học hiện thực phê phán ( Ngữ văn 11).
* Kết thúc cuộc thi
- Ban giám khảo công bố điểm và người thắng cuộc.
- Trao giải cho thí sinh xuất sắc nhất, tập thể có nhiều thí sinh xuất sắc. - Giáo viên nhận xét về thái độ tham gia và hiểu biết về văn học hiện thực phê phán của học sinh.
- Người dẫn chương trình tuyên bố kết thúc cuộc thi.
2.3.2.3. Yêu cầu
- Giáo viên cần xác định chủ đề, nội dung gắn liền với văn học hiện thực phê phán trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
- Giáo viên phải lên kế hoạch chuẩn bị, tổ chức chương trình cho chu đáo, dự kiến những tình huống có thể xảy ra.
- Học sinh phải trang bị kiến thức đa dạng về văn học hiện thực phê phán, tham gia với niềm say mê.