Tổ chức hội thảo khoa học trong hoạt động dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 87 - 92)

- Phương pháp trực quan Quy

2.5.2. Tổ chức hội thảo khoa học trong hoạt động dự án

Là hoạt động tổ chức hội thảo bàn về các vấn đề văn học thuộc một chủ đề nào đó mới được đưa ra, trong đó học sinh là người tìm hiểu, trình bày báo cáo, cũng được sử dụng trong một số dự án học tập. Đây cũng là một hoạt động nhỏ trong dự án học tập.

Ví dụ: Trong dự án “Vũ Trọng Phụng và “Số đỏ” là một tiếng vang

lớn” cũng là HĐNGLL dưới hình thức tổ chức hội thảo khoa học.

Trong HĐNGLL này giáo viên và học sinh sẽ có những hoạt động cụ thể:

Hoạt động Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Chuẩn bị * Xác định chủ đề của buổi hội thảo: “ Vũ Trọng Phụng và “ Số đỏ” là một tiếng vang lớn”. * Lập kế hoạch cho dự án: - Xác định mục tiêu dạy học: + Kiến thức:

Nêu được cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng. Nêu được những yếu tố ảnh hưởng tới sáng tác của Vũ Trọng Phụng.

Nêu được hoàn cảnh ra đời của tểu thuyết “ Số đỏ”

Tóm tắt được tiểu thuyết “ Số đỏ”

Phân tích được nhân hình tượng nhân vật Xn Tóc Đỏ. Nêu được bộ mặt xã hội giả dối, lưu manh trong thời kì thực dân nửa phong kiến.

Phân tích được nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng và tài năng xây dựng hình tượng nhân vật điển hình. + Kĩ năng:

Thu thập tài liệu, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu

* Tiếp nhận chủ đề hội thảo do giáo viên đưa ra

* Lập kế hoạch

- Thảo luận và xây dựng kế hoạch làm việc.

- Thảo luận, phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm, đề cử trưởng nhóm, người thuyết trình. - Tìm hiểu nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Thành viên được phân công chuẩn bị phương tiện hỗ trợ sẽ liên hệ với nhà trường.

- Người dẫn chương trình sẽ lập kế hoạch tiến trình cho buổi hội thảo.

- Đại diện học sinh tiến hành chuẩn bị thiệp mời ban giám hiệu và các thầy cô giáo.

khoa học.

Đọc-hiểu tiểu thuyết trào phúng.

Kĩ năng làm việc nhóm, năng lực hợp tác.

+Thái độ:

Yêu mến tài năng của tác giả Phê phán xã hội giả dối, suy đồi của chế độ thực dân nửa phong kiến.

- Xây dựng câu hỏi định hướng: + Vì sao Vũ Trọng Phụng với cuốn tiểu thuyết “Số đỏ” lại gây được tiếng vang lớn?

+ Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng?

+ Yếu tố nào ảnh hưởng tới các sáng tác của ông?

+ Em hãy tóm tắt tiểu thuyết “ Số đỏ”?

+ Phân tích hình tượng nhân vật Xn Tóc Đỏ?

+ Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết “Số đỏ”?

- Lập kế hoạch đánh giá:

+ Đánh giá ở các mặt: thái độ làm việc, bài thuyết trình, bài

kiểm tra sau hội thảo

+ Lập bản đánh giá của nhóm trưởng, và giữa các nhóm với nhau.

- Thiết kế các nguồn tài nguyên sẽ cung cấp cho học sinh: Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, các đường link liên quan, các cuốn sách phê bình, giáo trình đại học…

- Xây dựng kế hoạch tổ chức cho hợp lí

- Xác định rõ thành phần tham gia:

+ Người trình bày báo cáo tại hội thảo là học sinh

+ Dẫn chương trình: học sinh + Mời ban giám hiệu, các thầy cô giáo bộ môn Ngữ văn và các bộ môn khác.

- Phân công học sinh chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cho việc tổ chức hội thảo: bàn ghế, ánh sáng, micro, máy chiếu…

- Chia 4 nhóm , phân cơng việc cho mỗi nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về tác giả, 2 nhóm thuyết trình về tiểu thuyết “ Số đỏ”.

Hoạt động 2:Tiến hành hoạt động

- Giáo viên điều khiển học sinh trang trí, sắp xếp sân khấu, hội trường.

- Đơn đốc, khuyến khích học sinh làm việc

- Hỗ trợ học sinh khi cần thiết

- Các thành viên trong nhóm sẽ làm cơng việc được giao

- Thảo luận nhóm để đi tới thống nhất ý kiến, hoàn thành bài báo cáo

- Chuẩn bị slide trình chiếu - Gửi bản báo cáo cho giáo viên bộ môn điều chỉnh theo đúng hướng.

- Sau khi giáo viên điều chỉnh, cả nhóm sẽ họp và thống nhất lại đi tới hoàn thiện

- Thành viên đảm nhiệm vai trò báo cáo tập dượt trước cả nhóm, các thành viên khác đóng góp ý kiến sửa chữa Hoạt động 3: Tổ chức hoạt động

- Giáo viên đôn đốc học sinh chuẩn bị các phương tiện chu đáo

- Động viên học sinh bình tĩnh, tự tin hồn thành bài thuyết trình

- Người dẫn chương trình sẽ lên giới thiệu buổi hội thảo, chủ đề, các thành phần tham gia.

- Lần lượt giới thiệu các bài báo cáo

- Học sinh lần lượt đại diện lên thuyết trình về nội dung nhóm mình đảm nhận

- Hội trường theo dõi, ghi chép và có đánh giá riêng - Giáo viên, học sinh lần lượt đưa ra những câu hỏi cho cá nhân thuyết trình trả lời

- Đại diện các nhóm, các thành viên trong nhóm nghe đóng góp ý kiến để hoàn thiện sản phẩm

Hoạt động 4: Đánh giá

- Giáo viên sẽ lên đánh giá, nhận xét về buổi hội thảo: thái độ của học sinh, nội dung có bám sát chủ đề hay khơng

- Đưa ra vấn đề mới cho học sinh về nhà làm bài thu hoạch

- Người dẫn chương trình lên mời giáo viên lên nhận xét về buổi hội thảo.

- Các nhóm nghe đánh giá và rút kinh nghiệm.

- Người dẫn chương trình bế mạc hội thảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 87 - 92)