Hoạt động giáo khoa BỘI CHUNG được trình bày dưới đây, chúng tơi thiết kế để dạy học nội dung bội chung của 2 hay nhiều số. Mục đích của hoạt động giáo khoa này là giúp học sinh khám phá định nghĩa bội chung: “Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó”.
HOẠT ĐỘNG BỘI CHUNG a) Viết tập hợp các bội của 4 b) Viết tập hợp các bội của 6
c) Viết tập hợp BC(4, 6) gồm các số vừa là bội của 4, vừa là bội của 6
d) Các số thuộc tập hợp BC(4, 6) vừa tìm được ở trên gọi là bội chung của 4 và 6. Theo em, thế nào là bội chung của hai hay nhiều số.
Kết quả đạt được ở hoạt động thứ hai là 85% học sinh nêu được định nghĩa đúng.
Có 5/ 49 em chưa tìm đúng các bội của 4 và các bội của 6 nên không chọn ra được các số vừa là bội của 4, vừa là bội của 6 (chưa hoàn thiện bài làm). 3/ 49 em đã viết được tập hợp BC(4, 6) nhưng mới chỉ nêu được định nghĩa bội chung của hai số.
Khi được giao các nhiệm vụ trên, hầu hết học sinh rất hứng thu, các em đều cố gắng thi đua hoàn thành nhiệm vụ trước. Một số em mặc dù chưa đủ khả năng để phát biểu đúng định nghĩa ước chung và định nghĩa bội chung của hai hay nhiều số nhưng các em đã rất cố gắng để diễn tả những hiểu biết của mình về ước chung và bội chung của hai hay nhiều số.
Khi dạy bài trên theo tiến trình như sách giáo khoa hiện thời (không giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện nhiệm vụ như trên) ở lớp khác, kết quả đạt được: cả hai mục
1 và 2 có 55%(14/ 25) học sinh nêu đúng định nghĩa ngay sau khi học. 11/25 em không nêu được định nghĩa ước chung của hai số và định nghĩa bội chung của hai số.
Kết quả còn cho thấy thật tốt hơn ở giờ học sau (giờ luyện tập sau bài ước chung và bội chung). Đối với các lớp được học giờ trước theo hướng giao nhiệm vụ như trên, hầu hết các em đã phát biểu đúng định nghĩa ước chung và định nghĩa bội chung của hai hay nhiều số thì đều biết tìm ước chung và bội chung của hai số, ba số. Cịn đối với lớp khơng được học theo hướng giao nhiệm vụ như trên thì có nhiều em phát biểu đúng định nghĩa nhưng khơng tìm được ước chung và bội chung của hai số, của ba số.
Để người đọc hình dung được cách dạy hoạt động giáo khoa mà chúng tôi thiết kế cho bài học này, trong một tiến trình bài học cụ thể, ở đây, chúng tơi xin nêu rõ vị trí của hoạt đơng giáo khoa trong bài học.
ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
Những số nào vừa là ước của 8, vừa là ước của 12 ? Những số nào vừa là bội của 4, vừa là bội của 6 ? Ta chỉ xét ước chung, bội chung của các số khác 0.
1. Ước chung
HOẠT ĐỘNG ƯỚC CHUNG a) Viết tập hợp các ước của 12 b) Viết tập hợp các ước của 18
c) Viết tập hợp ƯC(12, 18) gồm các số vừa là ước của 12, vừa là ước của 18
d) Các số thuộc tập hợp ƯC(12, 18) vừa tìm được ở trên gọi là ước chung của 12 và 18.
Theo em, thế nào là ước chung của hai số, của ba số, của nhiều số.
Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
x ƯC(a, b) nếu a x và b x Tương tự ta có:
x ƯC(a, b, c) nếu a x , b x và c x 2. Bội chung
HOẠT ĐỘNG BỘI CHUNG a) Viết tập hợp các bội của 4 b) Viết tập hợp các bội của 6
c) Viết tập hợp BC(4, 6) gồm các số vừa là bội của 4, vừa là bội của 6
d) Các số thuộc tập hợp BC(4, 6) vừa tìm được ở trên gọi là bội chung của 4 và 6. Theo em, thế nào là bội chung của hai hay nhiều số.
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
x BC(a, b) nếu x a và x b Tương tự ta có:
x BC(a, b, c) nếu x a , x b và x c 3. Chú ý
Tập hợp ƯC(4, 6) = {1; 2}, tạo thành bởi các phần tử chung của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6), gọi là giao của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6) (phần gạch sọc trên hình bên)
Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
Ta kí hiệu giao của hai tập hợp A và B là
A B
Như vậy Ư(4) Ư(6) = ƯC(4, 6) ; B(4) B(6) = BC(4, 6)
? . Cho hai tập hợp: A = {1; 3; 5; 7; x; y} ; B = {1; 2; 3; 4; a; b; x}. Tìm tập hợp A B
III. Với những kết quả thử nghiệm của bản thân qua các tiết dạy tại trường THCS Thanh Trù, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy dạy học mơn Tốn ở trường THCS thông qua hoạt động giáo khoa thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, giúp học sinh nhận thức bài học tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Trương Thị Vinh Hạnh. Dạy học mơn tốn ở trường THPT thơng qua hoạt động
giáo khoa. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008.
2. Tơn Thân; Vũ Hữu Bình - Phạm Gia Đức - Trần Luận. SGK Toán 6 tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục 2002.
3. Tơn Thân; Vũ Hữu Bình - Phạm Gia Đức - Trần Luận. Sách giáo viên Toán 6 tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục 2002.
BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TƢ DUY CỦA HỌC SINH BẰNG BÀI TẬP NGHỊCH LÍ VÀ NGỤY BIỆN BẰNG BÀI TẬP NGHỊCH LÍ VÀ NGỤY BIỆN