II. Xây dựng và sử dụng một số bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông
5. Sử dụng phƣơng pháp tƣơng tự cho bài toán về cƣờng độ điện trƣờng và cảm ứng từ
ứng từ
Với cách hướng dẫn theo mẫu như trên chúng ta cũng có thể định hướng được cho học sinh trong quá trình giải bài tập cho các bài tốn như sau:
- Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại một điểm trong điện trường.
- Tìm một vị trí để đặt một điện tích điểm trong điện trường sao cho điện tích đó đứng
n (cịn gọi là bài tốn tìm điều kiện cân bằng).
- Tìm cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm (cảm ứng từ thành phần có thể là do nam châm, dây dẫn thẳng mang dòng điện, dây dẫn tròn mang dòng điện). v.v…
6. Kết luận
Với các bước giải này giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập luyện tập định lượng trên lớp. Đồng thời cũng có thể giúp ích cho các em luyện tập ở nhà.
Đối với học sinh trung bình và yếu tơi đã dùng cách định hướng này giúp ích rất nhiều trong việc nhận biết và giải bài tập. Mong quý đồng nghiệp tham khảo và đóng góp xây dựng thêm cho hồn chỉnh.
Ta có thể xây dựng một vài cách định hướng giải bài tập cho từng chương, hoặc từng bài học trong chương trình vật lí phổ thơng. Nhưng chương “chuyển động cơ” ở lớp 10 - THPT là điểm đích thứ hai mà tôi hướng đến.
Để một loại bài tập mới hoặc một phương pháp giải bài tập mới nào phát huy một cách tích cực nhất thì tập thể giáo viên trong một trường phải chung tay xây dựng đồng thời cũng không thể thiếu sự học hỏi, giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các trường. Để mục đích cuối cùng mà mỗi người thấy chúng ta đều hướng đến là đào tạo một thế hệ tương lai năng động và sáng tạo.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Phú.Nguyễn Đình Thước, Logic học trong dạy học Vật lí, ĐH Vinh 2001 2. Nguyễn Đình Thước, Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học vật lí, ĐH Vinh 2008
3. Lương Dun Bình, Bài tập vật lí lớp 11, NXB Giáo Dục 2007.
4. Nguyễn Đức Thâm, Phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông,
NXB Đại Học sư phạm. 2002.
MỘT SỐ KĨ NĂNG THỰC HIỆN THÀNH CƠNG CÁC THÍ NGHIỆM VỀ ĐIỆN HỌC VÀ QUANG HỌC LỚP 9 VỀ ĐIỆN HỌC VÀ QUANG HỌC LỚP 9
Đinh Thị Thuỳ Linh - CH lý 18 Đồng Tháp
During the renovation of teaching methods in secondary general and physics in particular, the problem-experimental practice plays a very important role. It gives students confidence in their knowledge content that will receive, besides that students can easily compare and apply that knowledge to content knowledge into practice a more effective way. Also test - practice helps students become more confident in learning and confirmed the thoughts, judgments for the content of their new knowledge to acquire the right and wrong to fix it right ...
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trung học cơ sở nói chung và mơn vật lí nói riêng thì vấn đề thí nghiệm- thực hành đóng vai trị rất quan trọng. Nó giúp cho học sinh tin tưởng vào nội dung kiến thức mà mình sẽ tiếp thu, bên cạnh đó học sinh sẽ dễ dàng so sánh kiến thức đó và áp dụng nội dung kiến thức vào thực tế một cách có hiệu quả hơn. Ngồi ra thí nghiệm – thực hành cịn giúp cho học sinh tự tin hơn trong học tập và khẳng định những suy nghĩ, những phán đốn của mình đối với nội dung kiến thức mới là đúng để tiếp thu và sai để sữa chữa cho đúng…
Nhưng trong chương trình vật lí 9 ở chương Điện Học và Quang Học có một số thí nghiệm khó thành cơng hoặc khơng có dụng cụ thí nghiệm:
- Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nam châm điện.
- Tác dụng từ của nam châm lên dây dẫn có dịng điện chạy qua. - Sự khúc xạ ánh sáng.
- Ánh sáng trắng và ánh sánh sáng màu. - Sự phân tích ánh sáng trắng.
1.Các kĩ năng tiến hành thí nghiệm
1.1. Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nam châm điện
Khi chế tạo với dịng điện có cường độ lớn có thể gây hiện tượng đoản mạch; vì vậy khi làm thí nghiệm nên mắc nối tiếp vào mạch một điện trở.
Ví dụ: Thực hiện với biến áp có sẳn trong phịng thí nghiệm với U=12V thì I có thể lớn hơn cường độ dòng điện định mức của biến áp là 2A. Lúc đó ta mắc vào mạch một điện trở có trị số R=33k trở lên thì thí nghiệm sẽ an tồn và thành cơng hơn.
Trước khi làm thí nghiệm cần gia nhiệt cho đoạn dây dẫn bằng thép để khử từ cho đoạn dây thép đã chế tạo trước đó. Vì đoạn dây thép khi các nhóm trước làm thí nghiệm đã nhiễm từ và vẫn cịn giữ được từ tính.
1.2. Tác dụng từ của nam châm lên dây dẫn có dịng điện chạy qua
Thí nghiệm tương tự sách giáo khoa nhưng không sử dụng bộ thí nghiệm có sẳn trong phịng thí nghiệm. Vì làm với bộ thí nghiệm đó cần có cường độ dịng điện lớn và thí nghiệm khó thành cơng.
Tiến hành: Lấy đoạn dây đồng AB có sẳn và nối hai đầu với đoạn dây dẫn bằng đồng mảnh, sau đó treo lên giá thí nghiệm và đặt vào trong lịng nam châm chữ U. Sử dụng nguồn một chiều 6V nối vào hai đầu còn lại của dây đồng để tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của sách giáo khoa.
1.3. Sự khúc xạ ánh sáng
Dụng cụ: Một chậu nước trong (đường kính khoảng 30cm để nhìn rõ ánh sáng truyền), một tấm ván ép trắng có sẵn bảng chia độ (chia nhỏ đến 2 độ), pháp tuyến và một đèn Laser (kẻ bằng bút bảng màu sáng và khơng xố được hoặc có thể cắt decal để khơng thấm nước).
Tiến hành: Đặt tấm ván ép thẳng đứng vào chậu nước tương tự hình 40.2 sách giáo khoa vật lí 9; sau đó chiếu đèn Laser dọc theo tấm ván với các góc khác nhau để tiến hành thí nghiệm.
Lưu ý: Có thể sử dụng thí nghiệm này cho bài quan hệ giữa góc tới và góc khúc
xạ bằng cách thay bằng bảng chia 360o. Có thể thay ván ép bằng meca để dụng cụ thí nghiệm được sử dụng lâu bền hơn.
1.4. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Đối với trường hợp khơng có phịng chức năng, nên dùng đèn pin (loại 3 pin) và làm thí nghiệm với các tấm lọc màu thì thí nghiệm sẽ dễ tiến hành, nhanh hơn và an tồn. Vì nếu chúng ta dùng dây dẫn để dẫn điện đến cho học sinh sẽ rất nguy hiểm.
1.5. Sự phân tích ánh sáng trắng
Đối với lăng kính ta đưa ra ánh sáng Mặt Trời (nguồn phát ra ánh sáng trắng) sẽ quan sát được một dãy nhiều màu, không cần phải chiếu ánh sáng hẹp qua lăng kính.
2.Kết quả
- Thí nghiệm dễ thành cơng và thu hút học sinh. - Thời gian tiến hành nhanh hơn.
- Dụng cụ dễ làm, dễ tìm và dễ sử dụng.
- Học sinh dễ quan sát, bản thân có thể tự tiến hành thí nghiệm để tự rút ra kết luận, kiến thức của bài học.
- Tất cả thí nghiệm đều an tồn tuyệt đối, đối với giáo viên và học sinh; khơng xảy ra bất kì nguy hiểm nào khi tiến hành thí nghiệm.
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Vật lí lớp 9, NXB Giáo dục. 2. Sách giáo viên Vật lí lớp 9, NXB Giáo dục.