Đối mới quản lý chuẩn bị bài giảng và lên lớp của giáo viên

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 72 - 73)

III. Trò chơi KIM TỰ THÁP

3. Đối mới quản lý chuẩn bị bài giảng và lên lớp của giáo viên

Thiết kế bài giảng là công việc quan trọng trước khi lên lớp của GVNN, địi hỏi GVNN khơng chỉ giỏi chuyên mơn, có kinh nghiệm mà cần phải có sự đầu tư thoả đáng cho bài giảng. Người quản lý cần chỉ đạo GV nắm vững những yêu cầu khi thiết kế bài giảng như sau:

+ Nội dung bài giảng phải phù hợp chương trình, có tính khoa học, tính hiện đại, tính thực tiễn, phù hợp với trình độ người học và phải đặt ra đích để học sinh vươn tới. Vì thế, GVNN cần phải xác định rõ mục tiêu bài giảng, nội dung chủ điểm, kỹ năng rèn luyện chính, các kỹ năng hỗ trợ cần rèn luyện để giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập. Từ đó, lựa chọn PPDH phù hợp với nội dung bài học trong đó xác định rõ phương pháp chính và các phương pháp hỗ trợ, các kỹ thuật, loại bài tập, các điều kiện cần thiết để phục vụ tốt cho việc tổ chức giảng dạy.

+ Trong khi thiết kế bài giảng, GVNN phải linh hoạt trong việc khai thác nội dung từ giáo trình, khơng bám theo trình tự sách mà phải uyển chuyển sắp xếp các phần trong đơn vị bài học, bổ sung các nội dung cần thiết để đảm bảo tính logic, tính thực tiễn và phù hợp với trình độ học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

+ Mục tiêu bài dạy phải đo đếm, kiểm chứng mức độ đạt được thông qua khả năng lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của học sinh trong giờ học và vận dụng sau giờ học đặc biệt thông qua hoạt động thi cử, kiểm tra ...

Sự thành công của một tiết dạy trên lớp không chỉ phụ thuộc vào việc soạn giảng mà còn phụ thuộc rất nhiều đến việc tổ chức, điều hành học sinh tham gia các hoạt động trong giờ học. Vì thế, quản lý giờ lên lớp của GVNN cũng là công việc quan trọng đối với người làm cơng tác quản lý để nắm tình hình thực tế hoạt động dạy học của GV. Quản lý giờ lên lớp của GVNN nhằm đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nội dung bài học phải đầy đủ, chính xác, PPGD phải phù hợp với bài giảng, phải chuyển tải đầy đủ nội dung của bài giảng.

+ GVNN phải quản lý lớp, việc học tập của học sinh, tổ chức điều khiển học sinh tham gia vào các hoạt động nhận thức.

+ Thực hiện nội quy ra vào lớp đúng giờ, có giáo án, đồ dùng dạy học, sử dụng các phương tiện nghe – nhìn hiện đại hỗ trợ để tạo hứng thú trong việc tham gia các hoạt động học tập cho học sinh.

Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp phải khách quan, linh hoạt, có cơ sở khoa học gắn liền với thực tiễn, với mơn học, trên cơ sở đó nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo của GVNN trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp. Kiểm tra giờ lên lớp của GVNN dưới nhiều hình thức: kiểm tra thường xuyên, đột xuất, dự giờ thăm lớp, phỏng vấn GVNN, phỏng vấn học sinh…

Quản lý giờ lên lớp của GV phải thường xuyên và thiết thực. Có quản lý tốt giờ lên lớp thì mới đảm bảo được hoạt động dạy học đúng tiến độ, đúng mục tiêu chương trình giảng dạy, chất lượng dạy học đạt hiệu quả theo yêu cầu đào tạo.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 72 - 73)