Hƣớng sử dụng:

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 39 - 42)

Loại bài tập nghịch lí và ngụy biện được sử dụng trong lĩnh vực khoa học giáo dục ở các nước phát triển từ rất lâu. Ở nước ta hầu như còn mới và xa lạ đối với giáo viên . Nhưng trong bộ môn vật lí của chúng ta, hầu như chương nào trong chương trình ta đều có thể ra dạng bài tập này .

Chúng ta cần lưu ý một điều là tùy vào mức độ khó của bài tập mà giáo viên đưa ra một phương giải ,chiến lược giải cho hợp lí

Ví dụ: bài tập 1 và bài tập 2 tơi vừa nêu trên thì học sinh có thể giải được trên lớp sau đó chỉ cần chia nhóm thảo luận là có thể có được câu trả lời. Nhưng ở bài tập 3 , hiện tượng nghịch lí đó thì nhiều học sinh đã biết, nhưng muốn có một câu trả lời hợp lí phải cho các em thời gian quan sát tỉ mĩ hiện tượng lần nửa và thời gian suy nghĩ, thảo luận thì mới có câu trả lời theo cảm nhận của các em.

4. Kết luận:

4.1. Đánh giá tính khả thi:

Cách đây ba năm tôi đã được nghe một em học sinh lớp 10 hỏi về hiện tượng mà tôi đã nêu trong bài tập 3 sau khi tôi dạy xong phần nội dung “quán tính”. Câu hỏi ấy cũng làm cả lớp thích thú đợi chờ câu trả lời từ cơ giáo,những sự nghịch lí ln làm

các em thích thú.Từ đó tơi nảy ra ý định phải xây dựng một loại bài tập nghịch lí như thế . nhưng tơi gặp khó khăn là tài liệu tham khảo khơng nhiều. Nhưng bằng quyết tâm ,tơi mài mị xây dựng mỗi chương một ít bài, sau ba năm tôi đã áp dụng loại bài tập này thì tơi mạnh dạn nhận định rằng kết quả là rất tốt, nó góp phần rất lớn trong việc củng cố kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh.

4.2. Hướng phát triển:

Ta có thể xây dựng loại bài tập này ở tất cả các chương trong chương trình vật lí phổ thơng. Nhưng chương” dịng điện khơng đổi” ở lớp 11 là điểm đích thứ hai mà tôi hướng đến . Học sinh thường nhận xét “ khơ như học điện”, có đúng là phần điện “khô” không Nếu thực chất như thế thì chúng ta phải có một giải pháp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh. Ở chương “dịng điện khơng đổi” đang có rất nhiều vấn đề để người thầy chúng ta xây dựng loại bài tập nghịch lí và ngụy biện đấy.

4.3. Đề xuất

Tơi thiết nghĩ” một cây làm chẳng nên non” và “ đơng tay thì vỗ nên kêu”. Để loại bài tập mới này được phát huy một cách tích cực thì tập thể giáo viên trong một trường phải chung tay xây dựng đồng thời cũng không thể thiếu sự học hỏi, giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các trường. Để mục đích cuối cùng mà mỗi người thấy chúng ta đều hướng đến là đào tạo một thế hệ tương lai năng động và sáng tạo.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Phú.Nguyễn Đình Thước. Logic học trong dạy học Vật lí. ĐH Vinh 2001 2. Những bài tập ngụy biện và nghịch lí về vật lí. B.H.LANGHE. Nhà xuất bản giáo

dục Hà Nội .1966.

KẾT QUẢ THĂM DÕ NĂNG LỰC TỰ HỌC SÁCH GIÁO KHOA SINH HỌC 11 Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG 11 Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

ThS.Nguyễn Thị Ái Minh

Khoa Sư phạm, Trường Đại học Đà Lạt

1. Mở đầu:

Chúng ta đang sống trong thời đại mà tri thức của nhân loại tăng lên rất nhanh chóng, khoa học kĩ thuật đang có những biến đổi cực kì sâu sắc, tồn diện với tốc độ cao, đòi hỏi mỗi người phải thường xun nâng cao trình độ, năng lực thích ứng với những biến đổi ấy. Khả năng thích ứng ấy có được hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tự học, tự bồi dưỡng liên tục, kịp thời của mỗi người.

Do đó, một nhiệm vụ mới có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong việc đào tạo con người đã được đặt ra. Đó là phải đào tạo con người có năng lực tự học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này thì cần thu thập số liệu điều tra thực trạng năng lực tự học của học sinh để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng năng lực tự học của họ.

Học, cốt lõi là tự học, là quá trình thu nhận thơng tin, xử lí thơng tin đã thu nhận, tích hợp thơng tin đó vào vốn tích lũy của cá nhân, diễn đạt thơng tin đã thu nhận, vận dụng thơng tin đã qua xử lí vào tình huống mới, từ đó điều chỉnh để có cách học phù hợp.

Năng lực là sự tích hợp tổng thể cách học và kĩ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống, vấn đề khác nhau” (theo Nguyễn Kỳ, 1996). Trong đó, kĩ năng chính là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn (theo GS.Trần Bá Hồnh).

Ta có thể sơ đồ hóa khái niệm năng lực như sau:

Năng lực = kiến thức + kĩ năng + hoàn cảnh mới

Năng lực tự học là một loại năng lực học tập, trong đó người học tự mình thu nhận, xử lí thơng tin mơi trường, đưa vào hệ thống thơng tin vốn có của bản thân – dưới sự hướng dẫn của giáo viên – theo mục tiêu xác định, khi cần có thể diễn đạt lại thông tin đã thu nhận hoặc vận dụng thơng tin đã thu nhận được vào hồn cảnh mới.

Năng lực tự học SGK là một loại của năng lực tự học, trong đó nguồn thơng tin thu nhận chủ yếu từ SGK.

Các năng lực tự học SGK Sinh học 11 cần có ở học sinh (HS), gồm: * Năng lực thu nhận thông tin

- Theo kênh thơng tin: Kênh chữ, Kênh hình

Có hiểu biết Có thể sử dụng Điều kiện vận dụng thay đổi

- Theo thành phần kiến thức Sinh học: + Kiến thức sự kiện; + Kiến thức khái niệm; + Kiến thức quy luật; + Kiến thức quá trình; + Kiến thức quan hệ; + Kiến thức ứng dụng

* Năng lực xử lí thơng tin: xác định được các hoạt động sinh lí ở cấp độ tổ chức “cấp cơ thể”.

* Năng lực diễn đạt thơng tin đã thu nhận được dưới hình thức chọn nội dung từ SGK để hoàn thành câu hỏi, bài tập.

* Năng lực vận dụng thơng tin đã qua xử lí vào tình huống mới. 2. Phương pháp thăm dị năng lực tự học SGK cần có ở HS

2.1. Địa điểm thăm dị: Chúng tơi đã chọn 5 trường đại diện cho tỉnh Lâm Đồng

theo các tiêu chí sau:

- Đa dạng về loại hình trường, - Đa dạng về vùng kinh tế,

- Đa dạng về thành phần dân tộc của học sinh thuộc các lớp được thăm dò, - Đa dạng về kết quả xếp loại học tập của học sinh các trường.

2.2. Nội dung thăm dò: Các năng lực tự học SGK Sinh học cần có ở học sinh. 2.3. Cơng cụ thăm dị: Hệ thống phiếu học tập gồm các câu hỏi phù hợp từng

năng lực.

2.4. Biện pháp thăm dị: Chúng tơi đã tiến hành thăm dò năng lực tự học SGK

của HS THPT ở các bài từ bài số 34 đến bài số 46 (trừ các bài thực hành) thuộc SGK Sinh học 11 (cơ bản) theo các bước sau:

- Giai đoạn 1: Thăm dị năng lực tự học thơng qua bài x trong SGK Sinh học 11. + Bước 1: GV phát phiếu học tập m (để thăm dị năng lực thu nhận thơng tin, xử lí thơng tin, diễn đạt thông tin đã thu nhận khi tự học SGK có hướng dẫn) vào cuối tiết dạy bài (x – 1) để HS về nhà làm và thu lại phiếu này vào đầu tiết dạy bài x.

+ Bước 2: Phát phiếu học tập (m+1) (để thăm dị năng lực vận dụng thơng tin đã xử lí vào tình huống mới) để HS hồn thành trước khi dạy phần kiến thức đã được thăm dò trong phiếu học tập m và thu lại phiếu này ngay trong tiết dạy bài x.

- Giai đoạn 2: Chấm điểm các phiếu học tập (thang điểm và đáp án chung cho tất cả các trường).

Tùy vào đặc điểm của mỗi bài và đặc điểm câu hỏi đặt ra cho HS ở các phiếu học tập m và (m +1) mà ta thăm dò được một tập hợp các năng lực tự học SGK của HS mà tập hợp này là tập hợp con của tập hợp “các năng lực tự học SGK cần có của HS”.

Ghi chú: x là biến số các bài học, m là biến số số phiếu thăm dò (m = 2k+1, k  N).

- Giai đoạn 3: Phân tích kết quả bài làm theo từng tiêu chí.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)