Cơ sở và tiến trình xây dựng bài tập nghịch lí và ngụy biện trong chƣơng “động học chất điểm”.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 37 - 39)

Nguyễn Thị Hồng Sang

Lớp Cao học LL&PPDH Vật Lí Khóa 18

1. Đặt vấn đề

Theo xu hướng thi trắc nghiệm hiện nay có ưu điểm là giúp học sinh bao quát kiến thức hơn nhưng đồng thời cũng hạn chế khả năng suy diễn của các em về sự vật,hiện tượng vật lí. Vì thế ,cần phải có thêm một số loại bài tập bồi dưỡng tư duy logic của học sinh trong đó có bài tập nghịch lí và ngụy biện .

Thực tế cho thấy bài tập nghịch lí và ngụy biện rất hiếm khi được sử dụng vì hai nguyên nhân cơ bản là tài liệu tham khảo rất hiếm và giáo viên không tự nghĩ ra được trong thời gian ngắn.

Từ những vấn đề nêu trên tôi thấy chúng ta_những người thầy cần nghiên cứu nhiều hơn loại bài tập NL&NB này.

2. Cơ sở và tiến trình xây dựng bài tập nghịch lí và ngụy biện trong chƣơng “động học chất điểm”. “động học chất điểm”.

2.1. Cơ sở xây dựng loại bài tập nghịch lí và ngụy biện

Chương “Động học chất điểm” là chương đầu tiên của chương trình vật lí lớp 10, học sinh vừa bước lên một bậc nhận thức cao hơn , kiến thức mà các em học được có rất nhiều điểm mới . Cho thấy học sinh cần có khả năng tư duy tốt thì mới chiếm lĩnh được tri thức trong chương này.

Nhưng khả năng tư duy của học sinh đa phần không phải do thiên bẩm,mà nó được hình thành và hồn thiện dần trong q trình học tập.

Nhiệm vụ của người thầy không chỉ là truyền đạt tốt kiến thức trong sách giáo khoa , hướng dẫn học sinh giải tất cả bài tập trong sách giáo khoa nằm hướng tới một con điểm tuyệt đối .Nhiều người thầy cho rằng như thế là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chúng ta –những giáo viên dạy Vật lí ,hơn ai hết phải hiểu rỏ tầm quan trọng của mơn học.Vật lí học là cái nơi của triết học duy vật biện chứng, vì thế giáo viên Vật lí phải hình thành và dần hoàn thiện khả năng tư duy logic cho học sinh.

Chương “động học chất điểm “có tính thực tiễn rất cao, những vấn đề mà chúng ta liên hệ luôn làm học sinh háo hức và hăng hái tìm cho mình câu trả lời hợp lí

2.2 Xây dựng một bài tập nghịch lí và ngụy biện như thế nào? 2.2.1 Tiến trình xây dựng

Trước khi dạy chương này, ta cần chốt lại một số kiến thức mà có thể liên hệ nhiều trong cuộc sống mà nếu dùng trực giác và kiến thức vừa học rất có thể các em sẽ cho một đáp án sai.

Tìm tài liệu tham khảo hoặc một số hình ảnh minh họa .

Soạn bài tập sao cho câu từ thật rõ ràng, nội dung hấp dẫn nhưng phải vừa tầm kiến thức của học sinh lớp 10.

Giáo viên nhất thiết phải dự đoán được một số hướng trả lời của học sinh.Đồng thời soạn ra đáp án đúng

Đến khi ra bài tập loại này, tùy theo mặt bằng chung mà giáo viên có sự vận dụng và phân cơng một cách hợp lí. Ví dụ : có thể chia tổ và cho bài tập này về nhà để các em làm hôm sau nộp lại. Hoặc là những bài tập luyện tập trên lớp khi ta dạy những lớp khá giỏi…

Điều cuối cùng là giáo viên cần có nghệ thuật “ đánh bóng” tác dụng của bài tập vừa giải đó đối với cuộc sống từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học.

2.2.2 Một số bài tập nghịch lí và ngụy biện trong chương “động học chất điểm” 2. 2.2.1 Nội dung bài tập điển hình

Bài 1: Một người đi xe gắn máy đi đều từ A đến B với vận tốc 60 km/ h.Vừa đến B người ấy lập tức chạy trở ngược về A và cũng đi đều với vận tốc là 40km/h . Vậy vận tốc trung bình của người ấy là 50km/h vì vận tốc trung bình là trung bình cộng của các vận tốc . Hãy kiểm tra xem kết quả có chính xác khơng?

Bài 2: một người chạy xe đạp bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau 10 giây thì vận

tốc là 5m/s.

a./Tìm gia tốc chuyển động nhanh dần đều của người đó.

b./ Tìm vận tốc sau khi người này xuất phát được 5 phút.Em có nhận xét gì về kết quả mà em vừa tính được.

Bài 3: Chúng ta đều biết mọi vật đều có qn tính . Nếu một người ngồi trên ơ tô

đang chuyển động thẳng đều, bổng gặp chướng ngại vật nên phanh gấp, thì thân người ấy sẽ bị ngã về phía trước. Nhưng các em có quan sát thấy khi ơ tô sắp vào bến ,khi xe dừng lại thì hành khách họ lại ngã thân người về sau , tức là không tuân đúng theo định luật quán tính . Các em hãy suy nghĩ và tìm lời giải thích cho trường hợp này, hoặc phải chăng định luật quán tính là không đúng

2.2.2.2 lời giải Bài 1:

Đa số học sinh cho rằng kết quả trên là đúng vì vận tốc trung bình là trung bình cộng của các vận tốc nên vtb = (v1 +v2 )/2=(60 +40)/2 =50 km/h

Thật ra cơng thức tính vận tốc trung bình phải là vtb= s/t Trong đó : tổng quảng đường đi và về là: s= s1 + s2 =2 AB

tổng thời gian đi và về:

22 2 1 1 2 1 v s v s t t t    

suy ra độ lớn của vận tốc trung bình là:

h km v v v v v v v AB v AB v AB v tb tb / 48 . 2 . 2 2 1 2 1 2 1 2 1      Bài 2:

a./ chọn chiều dương là chiều chuyển động Gia tốc của chuyển động là :

0 0,5m/s2

t v v a  

b./ vận tốc đạt được sau khi xuất phát được 5 phút =300 s là v= v0 + a.t =150m/s =540 km/h

nhận xét: về mặt áp dụng công thức và kết quả thu được là không sai nhưng đây là

vận tốc của một chiếc máy bay, trên thực tế khơng con người nào có thể sản sinh ra một năng lượng để có được vận tốc như thế

Bài 3: Trường hợp đầu thì học sinh đã được biết đến qua ví dụ của giáo viên trong

q trình xây dựng bài học. Nó hồn tồn phù hợp với định luật quán tính.

Nhưng trường hợp thứ hai là do ta chưa nói đến bản năng của người là do họ biết trước xe sắp dừng lại nên căng cơ ở chân để khỏi ngã về trước. Nhưng đến khi xe dừng lại thì các cơ đó chưa kịp dãn ra và chúng đẩy thân người ngã về phía sau. Ta dể dàng kiểm chứng được bản năng này nếu bên cạnh hành khách là một túi hành lí ,lúc người ngã về sau thì túi hành lí vẫn trượt về phía trước tuân đúng theo định luật quán tính.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 37 - 39)