THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TS. Đoàn Hoài Sơn, Mai Văn Lưu
Trong hoạt động của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, việc gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng. Nó khơng chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà cịn góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Hơn nữa, nghiên cứu khoa học là động lực chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ đội ngũ giảng viên, tăng sức cạnh tranh của các trường đại học, cao đẳng.
Ngày nay, các nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển như: tài nguyên, vốn, con người và tri thức Khoa học - Cơng nghệ (KH - CN)… thì tri thức KH - CN là yếu tố mềm dẻo nhất. Trong nền kinh tế tri thức (KTTT) và xã hội hiện đại, quyền lực là trí tuệ, tri thức là sức mạnh. Tri thức khoa học càng phổ biến, càng làm giàu thêm cho trí tuệ con người, do sự lan tỏa của nó, dẫn đến tri thức càng phát triển không ngừng.
Muốn tạo ra tri thức khoa học và ứng dụng có hiệu quả, ngồi các nhà phát minh thì một trong những nơi có thể tạo ra tri thức mới, đó chính là các giảng viên (GV) tại các trường đại học. Muốn khơi dậy nguồn năng lượng sáng tạo đang tiềm ẩn trong đội ngũ GV, cần phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các nhà khoa học này tham gia hoạt động NCKH. Khơi dậy nguồn động lực hoạt động khoa học của giảng viên như thế nào là điều mà nhiều giảng viên tâm huyết cũng như chuyên gia giáo dục đặt lên bàn nghị sự của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một trong số các giải pháp có thể tác động đến là kích thích các lợi ích cả vật chất và tinh thần, và đó là những động lực mạnh tác động nhanh chóng và lâu dài đến sự sáng tạo tri thức; vì vậy, theo chúng tơi, cần sử dụng các giải pháp sau đây:
1. Kích thích về tinh thần và vật chất để tạo tính năng động, tích cực cho đội ngũ cán bộ cán bộ
Đây là một trong những biện pháp quan trọng, một khi sức lao động của con người được đánh giá đúng giá trị thì mới tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất. Để nâng cao chất lượng giáo dục và NCKH, nhà nước cần tiếp tục đầu tư, cải cách chế độ đãi ngộ đối với trí thức, trong đó có đội ngũ GV. Thay vì dành nhiều thời gian cho hoạt động NCKH, trau dồi tri thức thì một bộ phận GV phải dành thời gian cho việc khác để đảm bảo cuộc sống. Ngoài ra, trong điều kiện nguồn kinh phí cịn hạn chế thì nhà nước cũng cần quan tâm đến lợi ích về mặt tinh thần (các danh hiệu, chức danh khoa học, …), đáp ứng nhu cầu vinh danh một cách kịp thời của đội ngũ cán bộ…
2. Đổi mới cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học
Để phát triển KH-CN trong giai đoạn tới, mục tiêu nghiên cứu, chuyển giao kết quả, chính sách ưu đãi các nhà khoa học và cơ chế quản lý tài chính là những vấn đề
cần đổi mới. Nên kết nối được ba bên: nhà quản lý, nhà khoa học và cơ quan ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm xây dựng các mục tiêu, nội dung nghiên cứu cho từng năm hay từng giai đoạn. Sự hợp tác này sẽ làm cho KH-CN phát triển đáp ứng được nhu cầu của cơ chế thị trường. Như vậy, các kết quả nghiên cứu mới có thể bám sát thực tế, tránh hiện tượng các đề tài được nghiệm thu đánh giá là tốt nhưng ít có khả năng ứng dụng vào thực tiễn do khơng có tính khả thi. Phải có sự phối hợp giữa nhà quản lý, nhà khoa học và cơ quan ứng dụng kết quả để sau khi được nghiệm thu, kết quả nghiên cứu có thể được triển khai rộng hơn.