Thực trạng về quản lý chất lƣợng đào tạo

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 62 - 64)

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng đào tạo được đánh giá tốt 39,8%, khá 44,9%, TB 12,8, yếu 2,5%. Đánh giá việc thực hiện quy định chuẩn đầu vào, đầu ra của nhà trường khá tốt 83,9%, TB 13,6%, yếu 0,8%, khơng có ý kiến 1,7%. Việc xây dựng lộ trình và thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ được đánh giá mức tốt 27,1%, khá 37,3%, TB 25,4%, yếu 10,2%. Đánh giá hiệu quả đào tạo của nhà trường mức khá tốt 83,9%, TB 15,3%, khơng có ý kiến 0,8%. Đánh giá nội dung

đào tạo gắn kết với thực tiễn nghiên cứu khoa học, công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhà trường được đánh giá mức tốt 25,4%, khá 55,9%, TB 17,9%, yếu 0,8%. Đánh giá về tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học trong nhà trường mức tốt chỉ có 6,7%, khá 65,3%, TB 26,3%, yếu 1,7%. Việc đổi mới phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm được đánh giá mức tốt là 22,9%, khá 51,7%, TB 21,2%, yếu 3,4%, khơng có ý kiến 0,8%. Đánh giá việc sử dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học mức tốt 26,3%, khá 58,5%, TB 14,4%, yếu 0,8%. Việc khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet; lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến được đánh giá tốt 16,1%, khá 54,2%, TB 25,5%, yếu 4,2%. Đánh giá việc chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài mức tốt 16,1%, khá 58,5%, TB 24,6%, yếu 0,8%. Việc tuyển sinh của nhà trường theo hướng gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực, nhu cầu học tập của nhân dân được đánh giá mức tốt 34,7%, khá 51,8%, TB 12,7%, yếu 0,8%. Nhà trường tạo cơ hội học tập cho các đối tượng khó khăn, bảo đảm cơng bằng xã hội được đánh giá tốt 45,8%, khá 38,2%, TB 11,9%, yếu 1,7%, khơng có ý kiến 2,5%.

Nhận xét: Quản lý chất lượng đào tạo nhìn chung được đa số CBQL và GV đánh

giá mức khá, mức tốt thấp, một số đánh giá mức yếu cao. Cho thấy, các trường cần phải chú trọng hơn nữa về công tác quản lý đào tạo, tập trung một số công tác trọng điểm sau:

- Hoạt động đào tạo, chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng đào tạo là vấn đề cốt lõi, là “xương sườn” trong mỗi nhà trường. Để đảm bảo tốt cho công tác này, công tác kiểm chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng đào tạo là vấn đề hết sức cần thiết. Một số trường chỉ mới hình thành được bộ phận đánh giá và đảm bảo chất lượng, do đó chưa có kinh nghiệm trong cơng tác này. Thêm vào đó, việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, kéo dài, chưa tập trung cao độ, nên một số trường đến nay vẫn chưa hoàn thành việc kiểm định chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng đào tạo. Khắc phục những hạn chế trên sẽ đảm bảo tốt được công tác này.

- Việc xây dựng lộ trình và thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở các trường CĐCĐ hiện nay hết sức nan giải, nguyên nhân do đặc điểm tình hình trong bản thân của các nhà trường khó có thể thực hiện được: bản thân các nhà trường khơng muốn phá vỡ cách quản lý cũ, trình độ cán bộ và sinh viên trong việc cập nhật thông tin, đăng ký, quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ cịn có những hạn chế, khó khăn khơng thể lường trước được. Cho nên, một số trường mặc dù có xây dựng lộ trình nhưng việc áp dụng trong thực tế vẫn cịn bỏ ngõ. Tìm hiểu nguyên nhân và mạnh dạn hơn nữa trong việc xây dựng lộ trình và thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ giúp các trường CĐCĐ thành công trong việc thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

- Việc khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet; lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến rõ ràng chưa được người dạy khai thác tốt, phần lớn do ý thức của bản thân của người dạy: chưa phân bổ thời gian hợp lý, trình độ sử dụng cơng nghệ thơng tin hỗ trợ ... một phần do điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị ... chưa đủ để phục vụ cho việc khai thác. Hiện tượng cả một đơn vị của trường chỉ được trang bị chỉ có một máy tính, thậm chí khơng nối mạng Internet là chuyện có thật. Với tình trạng như vậy không thể giúp cho người dạy mở mang kiến thức về nguồn tư liệu giảng dạy cho HS. Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phù hợp phục vụ cho giảng dạy là phương án tốt nhất cho việc khai thác nguồn tư liệu giáo dục.

- Việc đổi mới phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm được các nhà trường quan tâm thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho GV. Tuy nhiên, một số GV chưa thật sự muốn thoát ra khỏi phương pháp dạy truyền thống, một phần do thời lượng chương trình so với nội dung cần chuyển tải tới sinh viên chưa cân xứng; GV không đủ thời gian cho người học tư duy lâu hơn, một phần do nhận thức, trình độ và năng lực của GV trong việc sắp xếp nội dung chương trình và thời gian lên lớp. Cho nên, bản thân người GV phải tự nâng cao trình độ của mình trong chun mơn đồng thời cần nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp năng động này.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 62 - 64)