Đổi mới quản lý sử dụng phƣơng pháp dạy học mớ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 73 - 74)

III. Trò chơi KIM TỰ THÁP

4. Đổi mới quản lý sử dụng phƣơng pháp dạy học mớ

Phương pháp giao tiếp là phương pháp mang tính đột phá trong việc giảng dạy tiếng Anh. Phương pháp này xác định học ngôn ngữ là học để giao tiếp. Phương pháp giao tiếp chú trọng đến nghĩa và ngữ cảnh của câu, của những đoạn đối thoại hơn là cấu trúc. Những câu, đoạn đối thoại này được hình thành xoay quanh những chức năng giao tiếp và thường khơng địi hỏi phải thuộc lòng.

Trong phương pháp giao tiếp, mức độ lưu loát và thành thạo trong giao tiếp là mục tiêu hàng đầu, ngôn ngữ sẽ được tạo ra bởi học sinh thơng qua quy trình “thử và sai”.

Mặt khác, phương pháp giao tiếp lấy học sinh là trung tâm, GV chỉ đóng vai trị quan sát viên, đơi khi là trọng tài và khi cần thiết sẽ là người hướng dẫn. Điều này được thể hiện rõ qua cách bố trí lớp học sao cho thầy và trò, trò và trò đều đối mặt được với nhau trong giao tiếp, giúp người thầy dễ dàng di chuyển bao quát lớp học.

Muốn tạo được một môi trường học tập năng động, hấp dẫn trong đó có sự phối hợp tích cực của thầy và trị, GV cần vận dụng mọi thao tác, phương tiện, cử chỉ, điệu bộ để tăng cường thúc đẩy các hoạt động giao tiếp.

Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, vì vậy khi giảng dạy tiếng Anh, GV phải thiết kế, phân bố thời gian hợp lý giữa các khâu giảng, giữa thời lượng truyền đạt kiến thức mới và thời lượng cho học sinh thực hành. Tăng cường thực hành theo nhóm, theo cặp nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển các kỹ năng ngơn ngữ, tăng tính chủ động, tính hợp tác giữa học sinh; học lẫn nhau và luyện được cách học tập, làm việc đồng đội, tập thể.

GV cần thiết kế các dạng bài tập theo hướng tạo tính chủ động sáng tạo cho học sinh theo trình độ. Đối với những lớp có trình độ thấp thì tăng cường đưa bài tập thực hành theo hướng “nhận biết - bắt chước - tư duy sáng tạo”. Đối với những lớp có trình độ cao thì áp dụng thực hành theo hướng “nhận biết - liên hệ - tư duy sáng tạo”. GV cũng cần đa dạng hoá các hoạt động dạy học bằng cách xen kẽ các trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Cần theo dõi quá trình học tập giúp học sinh phát huy điểm mạnh, sửa chữa điểm yếu và giúp học sinh cảm thấy tự tin khi học tiếng Anh.

Ngồi việc phải vận dụng có nghệ thuật phương pháp giao tiếp như đã nêu trên, một tiết học muốn thành cơng cịn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố bên ngồi, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị và trình độ người học là những yếu tố cơ bản. Muốn vậy, trước hết GV phải nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá khoá học. GV phải hiểu đặc điểm của học sinh cịn thiếu để đạt được mục tiêu của khố học.

Để đảm bảo sự thành công của việc áp dụng phương pháp giao tiếp, lực lượng GV bản ngữ đóng vai trị quan trọng. Được giao tiếp và luyện giọng trực tiếp với GV bản ngữ, học sinh sẽ tự tin hơn trong việc nói tiếng Anh, phát âm chuẩn hơn, và giao tiếp sẽ tự nhiên hơn. Các điểm văn phạm và cấu trúc câu thường sẽ được GV Việt giảng giải giúp học sinh hiểu sâu để có thể làm bài tập và ứng dụng trong những tình huống khác.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 73 - 74)