Thực trạng về quản lý công tác học sinh sinh viên (HSSV)

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 65 - 68)

Đánh giá về mức độ hợp lý về cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác HSSV tốt 19,5%, khá 64,4%, TB 12,7%, yếu 3,4%. Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận về công tác HSSV đảm bảo cho bộ máy hoạt động có hiệu quả được đánh giá mức tốt 22,9%, khá 59,3%, TB 15,3%, yếu 2,5%. Việc phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác quản lý học sinh cho các khoa, bộ môn được đánh giá mức tốt 33,1%, khá 46,6%, TB 17,8%, yếu 1,7%, khơng có ý kiến 0,8%. Cơng tác cố vấn học tập, giáo viên chủ chủ nhiệm mức tốt 15,3%, khá 53,4%, TB 28,8%, yếu 1,7%, khơng có ý kiến 0,8%. Cơng tác cán sự lớp, quy định về trách nhiệm, quyền lợi của đội ngũ cán sự lớp, trưởng các phòng ở ký túc xá (KTX), cụm trưởng cụm HSSV ngoại trú mức tốt 20,3%, khá 52,5 %, TB 22,9%, yếu 4,3%. Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chuyên viên, trợ lý công tác HSSV, cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và ban cán sự lớp mức tốt 12,7%, khá 50%, TB 33,1%, yếu 4,2%. Cơng tác về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, văn hóa, chun mơn nghiệp vụ cho người học mức tốt 40,7%, khá 47,5%, TB 11%, yếu 0,8%. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người học; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tạo sân chơi lành mạnh, đáp ứng nhu cầu tinh thần hỗ trợ tốt công tác dạy học trong HSSV mức tốt 42,4%, khá 40,7%, TB 12,7%, yếu 4,2%. Việc định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa học sinh, sinh viên với lãnh đạo nhà trường và khuyến khích họ thường xun phản ánh, góp ý với nhà trường thơng qua Website và hịm thư góp ý mức tốt 39%, khá 35,6%, TB 22%, yếu 3,4%. Việc thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường với HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường mức tốt 19,5%, khá 41,5%, TB 32,2%, yếu 6%, khơng có ý kiến 0,8%. Cơng tác phối hợp với chính quyền địa phương, với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội mức tốt 34,7%, khá 39%, TB 22,1%, yếu 4,3%.

Nhận xét: Công tác này được đánh giá ở mức khá và TB cao, mức tốt thấp, nhiều

mặt của công tác này được đánh giá mức yếu. Để nâng cao chất lượng công tác HSSV cần đổi mới các mặt sau:

- Về cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác HSSV nên bố trí đủ những người có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ cư xử nhiệt tình, hịa nhã, hết lịng vì HSSV, vì đây là tổ chức

làm “cầu nối” giữa HSSV - phụ huynh HSSV và nhà trường, là tổ chức cùng với Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho HSSV, và cũng chính là tổ chức tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường về tất cả các mặt có liên quan đến HSSV.

- Một trong những vấn đề trong hoạt động quản lý thường gặp phải đó là cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, trong đó có cả cơng tác HSSV đảm bảo cho bộ máy hoạt động có hiệu quả. Thực tế tồn tại trong các nhà trường vấn đề bộ phận nào làm thì bộ phận đó biết. Nhiều mặt đan xen, thậm chí chồng chéo gây cản trở, khó khăn cho cả người quản lý và đối tượng quản lý, vừa làm mất thời gian vừa cản trở sự phát triển của nhà trường. Vì vậy, muốn nhà trường phát triển rất cần sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận.

- Về công tác cán sự lớp, quy định về trách nhiệm, quyền lợi của đội ngũ cán sự lớp, trưởng các phòng ở ký túc xá, cụm trưởng cụm HSSV ngoại trú, các nhà trường có quan tâm phân cơng trách nhiệm, nhưng lại thiếu quan tâm đến quyền lợi cho các em, ngoại trừ các em là Ban cán sự lớp được cộng vào điểm rèn luyện theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được miễn tiền ở KTX khi các em tham gia vào đội tự quản KTX. Một số trường khơng có chế độ gì thêm trong khi trách nhiệm của các em đối với nhiệm vụ đảm trách khá nặng nề. Để động viên, khuyến khích và tăng cường trách nhiệm đối với cán sự lớp, trưởng các phòng ở ký túc xá, cụm trưởng cụm HSSV ngoại trú ... nhà trường cần chú trọng đến quyền lợi của các em như: giảm, miễn tiền học phí đối với các đối tượng này.

- Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chuyên viên, trợ lý công tác HSSV, cố vấn học tập, GVCN và ban cán sự lớp chưa thật sự thường xuyên, chưa đồng bộ, chưa bài bản nên một số chuyên viên hoặc GVCN và cán sự lớp chưa nắm vững công tác mà họ đảm trách dẫn đến việc họ làm thiếu hoặc sai sót. Cho nên tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn hàng năm vào đầu

năm học cho họ là việc làm không thể thiếu giúp họ làm tốt công tác này.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người học; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tạo sân chơi lành mạnh, đáp ứng nhu cầu tinh thần hỗ trợ tốt công tác dạy học trong HSSV và việc định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa HSSV với lãnh đạo nhà trường và khuyến khích họ thường xun phản ánh, góp ý với nhà trường thông qua Website và hịm thư góp ý là việc làm không thể thiếu trong bất kỳ nhà trường nào bởi HSSV khơng chỉ học mà cịn cần được vui chơi, giải trí lành mạnh giúp tinh thần sảng khoái sau những giờ học căng thẳng. Bên cạnh đó, cần nắm tâm tư nguyện vọng chính đáng của các em. Để đáp ứng yêu cầu công tác này các nhà trường chỉ đạo cần thành lập các câu lạc bộ TDTT duy trì hoạt động thường nhật vừa rèn luyện sức khỏe vừa để thi đấu các giải cấp trường, tỉnh, khu vực ... Song song đó, cần quan tâm nhiều hơn đến các góp ý về các mặt của nhà trường để kịp thời đáp ứng yêu cầu của các em.

- Để giải quyết vấn đề về việc thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường với HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường (có trường làm tốt, nhưng vẫn có trường thiếu hẳn việc làm này), các nhà trường cần tăng cường quản lý thông tin liên lạc giữa nhà trường với HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường thông qua Website, phiếu điều tra được cập nhật, phản hồi từ phía cựu HSSV hàng năm rộng rãi, tiện lợi trên Website của trường.

- Công tác phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội ngày càng được nhà trường chú trọng. Tuy nhiên, một số trường vẫn còn bỏ ngõ đã gây ra khơng ít thiệt thịi cho phía nhà trường lẫn HSSV và nhà tuyển dụng trong cơng tác giới thiệu, tìm kiếm và tuyển dụng việc làm. Để khắc phục vấn đề này các nhà trường không thể chần chừ trong việc thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp với những cán bộ năng nỗ, tích cực và hoạt động có hiệu quả làm cầu nối gắn kết giữa nhà trường – HSSV và doanh nghiệp.

Kết Luận: Giáo dục Việt Nam cần có những bước đột phá để sánh vai với nền

giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam là một chủ trương lớn của nước ta, trong đó đổi mới quản lý giáo dục là đòn bẩy cho các đổi mới tiếp theo đạt hiệu quả cao. Trong phạm vi nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản lý ở một số trường cao đẳng cộng đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất một số giải pháp đổi mới hoạt động quản lý, chúng tôi hy vọng sẽ là một mắc xích hiệu quả trong tồn hệ thống về đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Summary: Education in Vietnam has to change intensivelly to walk abreast with other advanced nations in the world. Innovating education in Vietnam is an enormuous policy that will hopefully be effective at managing education while researching about the reality or managing activities in some community colleges in the Mekong Delta, limited studies proposed methods about innovation managed activities, which would renovate total sides of education in Viet Nam. We hope it will be an effected link in the overall system of innovating education in Vietnam.

Tài liệu tham khảo

1. Ban cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết số 05 ngày 06 tháng 01 năm

2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012.

2. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị về đổi mới quản lý giáo dục giai đoạn 2010 – 2012 (Số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010).

3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 20/2006/QĐ-TTg

ngày 20 tháng 01 năm 2006 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010.

VẬN DỤNG TRÕ CHƠI KIM TỰ THÁP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ CẤP THCS

Trần Ngọc Qun

Phịng giáo dục và đào tạo Q. Tân Phú Tp. Hồ Chí Minh

I. Tóm tắt

Trị chơi Kim tự tháp được mơ phỏng lại qua phần mềm Media flash và được lấy từ phiên bản của trò chơi truyền hình, được thực hiện tại Quận Tân Phú TP. HCM từ năm 2006 đến nay cho học sinh lớp 8 u thích mơn Vật lí của các trường trong Quận. Trò chơi này và một số trò chơi khác đã được báo cáo trong chuyên đề cấp thành phố và được sự ủng hộ của học sinh, giáo viên giảng dạy vật lí và chuyên viên các Quận huyện trong thành phố.

II. Mở đầu:

Chương trình Vậtlý cấp THCS đối với học sinh lớp 6,7 tương đối nhẹ nhàng, nhưng không hấp dẫn học sinh, khơng làm các em u thích. Hội thi Vui học Vật lí đã xuất hiện lần đầu tiên tại Quận Tân phú năm 2006 với mong muốn các em có thể tham gia các hoạt động mơn Vật lí một cách thoải mái, vui vẻ, đồng thời ơn tập kiến thức vật lí, tìm hiểu các nhà khoa học vật lí, và những ứng dụng của vật lí trong đời sống hằng ngày. Các trị chơi truyềnhìnhnhư : Kim tự tháp, trúc xanh, tam sao thất bản … hay các trị chơi vui cùng dụng cụ thí nghiệm, đá bóng ghép câu, nhặt bóng giải ơ chữ… được viết và tổ chức với nội dung chính là kiến thức cơ bản của mơn Vật lí từ lớp 6 – lớp 8 . Với mục tiêu tạo sự hứng thú học tập bộ mơn Vật lí, xây dựng sân chơi vừa học vừa chơi một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 65 - 68)