Thực trạng về hoạt động khoa học công nghệ (KHCN)

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 64 - 65)

Đánh giá mức độ hợp lý về cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý khoa học của nhà trường mức tốt 15,3%, khá 51,6, TB 28%, yếu 3,3%, khơng có ý kiến 1,7%, Năng lực nghiên cứu khoa học của CCVC được đánh giá mức tốt 5,9%, khá 54,3%, TB 33,9%, yếu 5,9%. Đánh giá việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho CCVC, đặc biệt là đội ngũ giảng viên mức tốt 13,6%, khá 51,7%, TB 27,1%, yếu 6,8%, khơng có ý kiến 0,8%. Việc hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) được đánh giá mức tốt thấp 11%, TB 32,3%, mức TB 41,6%, yếu 14,4%, khơng có ý kiến 0,8%. Đánh giá việc tiếp cận, thảo luận với các đối tác quốc tế tạo thêm nguồn đầu tư hỗ trợ cho công tác NCKH tốt 16,9%, khá 36,4, TB 32,3%, yếu 14,4%. Việc thực hiện đề tài NCKH các cấp được đánh giá tốt 7,6%, khá 54,2%, TB 31,4%, yếu 6,8%. Kinh phí của nhà trường cho hoạt động NCKH theo đánh giá tốt 11%, khá 44,9 %, TB 33,9%, yếu 8,5%, khơng có ý kiến 1,7%.

Nhận xét: Nhìn chung, theo đánh giá của CBQL và GV trong lĩnh vực này không

mấy khả quan. Xuất hiện trong tất cả các mặt của cơng tác này đều có đánh giá mức yếu, thậm chí có mặt mức yếu khá cao (14,4%) cho thấy hoạt động KHCN cần có những cải tiến mạnh mẽ. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

- Cơ cấu hợp lý bộ phận quản lý khoa học, Hội đồng khoa học của nhà trường thực sự là những người am hiểu về nghiên cứu khoa học, có tâm huyết, biết truyền cảm hứng NCKH cho người khác. Có như thế công tác NCKH trong nhà trường mới thật sự được khơi dậy và làm tốt hơn.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học bằng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu trong CCVC và HSSV. Đối với HSSV nên đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa phương pháp luận NCKH giúp các em làm quen dần. GV cần thể hiện vai trị quan trọng của mình trong việc hướng dẫn các em HSSV tập tành với NCKH trong từng môn học.

- Tăng cường tiếp cận, thảo luận với các đối tác quốc tế tạo thêm nguồn đầu tư hỗ trợ cho công tác NCKH mà vai trò quan trọng nhất là lãnh đạo nhà trường bằng chủ trương tiếp cận, chiến lược hợp tác với các đối tác nước ngồi tăng thêm kinh phí cho cơng tác này. Ngồi ra, bên cạnh tăng cường kinh phí cho NCKH cịn có khen thưởng, động viên những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho cơng tác NCKH.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giảng dạy Vật lý năm 2011 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)