Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơnTốn ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 84 - 89)

trƣờng THCS Thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

2.6.1. Ưu điểm

- Về mặt tác động tới nhận thức của giáo viên:

quá trình dạy học, đồng thời nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người giáo viên trong công tác giảng dạy, nghiêm túc thực hiện mọi nội quy, quy chế của nhà trường và của ngành đề ra.

- Về quản lý hoạt động dạy :

Cán bộ QLGD các nhà trường đã quan tâm quản lý tất cả các khâu từ phân tích bối cảnh, quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình thực thi, quản lý đầu ra của hoạt động dạy học mơn tốn.

Việc quản lý chương trình dạy học ở nhà trường được thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra thường xuyên, không có hiện tượng dạy dồn, hay cắt xén chương trình. Các nhà trường đều thực hiện đúng tiến độ, bám sát phân phối chương trình và thực hiện lịch báo giảng đều đặn.

Hàng năm, các nhà trường đều tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập quy chế, nhiệm vụ năm học mới, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại...và đã thực hiện rất tốt.

Việc dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết quả giáo viên qua các kỳ thao giảng, các kỳ thi giáo viên giỏi được tổ chức thường xuyên, có tác dụng tốt trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên.

Các nhà trường đã xây dựng được nề nếp dạy học, đây cũng trở thành phong trào thi đua dạy tốt.

Cán bộ QLGD các nhà trường đã phát huy được vai trị của tổ chun mơn mơn Toán trong việc hoạt động giảng dạy của giáo viên; dự giờ, thống nhất nội dung bài giảng, góp ý xây dựng giờ dự. Đa số các giáo viên đều mong muốn được giáo viên cùng bộ mơn dự giờ để góp ý kiến cho giờ giảng của mình.

Xây dựng được chế độ khen thưởng, tổ chức tuyên dương khen chê kịp thời, đúng mức có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi đua.

- Về quản lý hoạt động học của học sinh

Quản lý tương đối tốt việc thực hiện nề nếp của học sinh thông qua giờ dạy của giáo viên, thông qua hệ thống quản lý hồ sơ.

2.6.2. Hạn chế:

- Một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, yêu cầu dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Dạy học mơn Tốn ở trường đang thực hiện chuyển đổi theo hướng dạy học phát triển năng lực, tuy nhiên việc phối hợp các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tăng tính thực tế, trải nghiệm, thực hành, vận dụng Toán học vào thực tiễn, chưa đạt hiệu quả cao. Vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh còn nhiều hạn chế, lúng túng.

- Việc xây dựng kế hoạch dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh cịn có những hạn chế,. Việc quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới hình thức dạy học chưa đảm bảo tính phân hóa đối với học sinh;

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh, quản lý hoạt động tổ chun mơn cịn lỏng lẻo, nặng về hình thức, chưa thực sự tích cực đổi mới, chưa đi vào chiều sâu để đáp ứng yêu cầu của dạy học phát triển năng lực người học.

- Công tác bồi dưỡng giáo viên về dạy học phát triển năng lực học sinh chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên trẻ, giáo viên mới vào nghề. Việc chỉ đạo chế độ dự giờ thăm lớp, đúc kết kinh nghiệm của tổ chuyên môn và việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chuyên đề chưa được duy trì thường xuyên; việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho một bộ phận giáo viên đã giảng dạy nhiều năm nhưng trình độ chun mơn chưa cao chưa được chú trọng đúng mức.

- Nội dung quản lý cơ sở vật chất, thiế bị dạy học còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể là thiết bị kỹ thuật số chưa được trang bị đủ và dễ hỏng. Nhiều GV lớn tuổi mặc dù không ngại tiếp cận CNTT trong dạy học, nhưng các GV còn chưa tự giác trong việc tự nghiên cứu phần mềm Toán học nên việc dạy bằng máy chiếu, bảng tương tác LCD còn thấp.

- Nhà trường chưa xây dựng được mơi trường học tốn tích cực cho học sinh để ni dưỡng, khuyến khích, khơi dậy hứng thú học Tốn của các em. Đặc biệt, chưa có kế hoạch chỉ đạo đổi mới PP học tập tích cực cho HS như chưa có những câu lạc bộ Tốn học cho HS, trị chơi Toán học để khơi gợi hứng thú học Toán ở các em.

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, chưa phản ánh đúng năng lực Tốn học của học sinh, chưa kích thích được hứng thú học của học sinh.

2.6.3. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

Nguồn ngân sách chi cho giáo dục cịn hạn chế, việc huy động đóng góp từ phụ huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể cịn gặp nhiều khó khăn nên cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, bất cập so với yêu cầu đổi mới.

Học sinh đa số đến từ các xã nên cịn nhiều em có hồn cảnh khó khăn, vừa học vừa làm, ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng lực học tập của các em. Trái lại có những em nhà có kinh tế tốt, nhưng bố mẹ bận cơng việc hoặc không chú ý đến đôn đốc bảo ban các em dẫn đến chểnh mảng trong học tập.

- Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn, song về thực chất, năng lực chun mơn cịn nhiều hạn chế vì chưa cập nhật đầy đủ cac yêu cầu về dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh. Một bộ phận GV, CBQL ngại tiếp cận với trang thiết bị hiện đại.

Sĩ số lớp học cao 40-45HS/lớp nên việc quản lý lớp học trong quá trình dạy học bị hạn chế, vì vậy khó áp dụng học tập theo nhu cầu phát triển năng lực của từng HS

Những buổi sinh hoạt ngoại khoá, câu lạc bộ u thích Tốn học như: giải tốn bằng máy tính bỏ túi, giải tốn trên internet... hay các sân chơi lành mạnh, bổ ích thúc đẩy niềm đam mê Toán học đối với GV và HS chưa được chú trọng nhiều.

Đội ngũ CBQL đều trưởng thành đi lên từ giáo viên trực tiếp đứng lớp, đa số chưaqua bồi dưỡng sơ cấp về nghiệp vụ quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong cơng việc nắm bắt hệ thống lý luận quản lý để thực hiện vận dụng vào thực tiễn, do đó làm việc thường dựa vào kinh nghiệm, dựa vào suy diễn chủ quan của cá nhân.

Một số CBQL còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý để đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp giáo dục. Nhiều cán bộ quản lý chưa coi trọng xây dựng nề nếp dạy học và kiểm ra hoạt động dạy của giáo viên, ít tham gia dự giờ, chỉ đạo sinh hoạt tổ chun mơn cịn chung chung nên chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao.

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng về dạy học và công tác quản lý dạy học mơn Tốn ở trường THCS Thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội tác giả nhận thấy: Dạy học mơn Tốn của trường THCS đã có tiến bộ nhất định trong những năm gần đây, song chưa đều, chưa chắc chắn. Hoạt động đổi mới PPDH đã có nhiều hướng tích cực tuy nhiên cịn nhiều hạn chế từ khâu soạn bài đến vận dụng, triển khai các nội dung dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, vận dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học hiệu quả. Việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của giáo viên cũng đã chủ động hơn, nhưng chưa khai thác hết tiềm năng. Tính tự giác trong học tập cũng như việc tự học của học sinh cũng đã được các thầy cô rèn luyện để phát huy năng lực. Bên cạnh đó một số học sinh chưa hứng thú học Toán, kiến thức thực tế và một số kỹ năng của học sinh về mơn học cịn hạn chế so với mục tiêu chương trình. Cơng tác quản lý HĐDH môn học của trường THCS đã đạt được một số kết quả nhất định tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh cịn có những hạn chế, quản lý việc lập và thực hiện kế hoạch công tác của tổ chuyên môn và giáo viên chưa chặt chẽ; chất lượng sinh hoạt tổ chun mơn cịn mang nặng tính hình thức, hành chính; quản lý hoạt động học tập và tự học của học sinhchưa đạt hiệu quả cao; cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn gây trở ngại không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN SÓC SƠN, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)