Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 89 - 90)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Dạy học theo tiếp cận năng lực HS được xem là chìa khóa để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần quan trọng vào việc đổi mới GD đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước và của chính HS trong thời kỳ mới. Quản lý dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực HS sẽ quyết định chất lượng dạy học mơn Tốn ở trường THCS. Vì vậy, những biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lý dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực HS của HT nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn góp phần thúc đẩy sự phát triển chất lượng giáo dục tồn diện ở trường THCS Thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tốn chúng ta khơng thể bỏ qua hoạt động dạy học nói chung và dạy học phát triển năng lực HS nói riêng. Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng GD, có nhiều biện pháp có thể áp dụng cho việc quản lý hoạt động này. Yêu cầu của nguyên tắc này là phải xuất phát từ bản chất của q trình quản lý của người HT nói chung và quản lý dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS, trong đó tập trung vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, giám sát, kiểm tra hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học khơng chỉ riêng mơn Tốn mà ứng dụng nhiều mơn học khác ở trường THCS Thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Khi đề xuất những biện pháp một mặt đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực HS nói chung, đồng thời phải căn cứ tình hình kinh tế, xã

hội của địa phương, điều kiện có thể có của nhà trường cũng như mục tiêu của ngành, đặc trưng của bộ môn; mặt khác phải phù hợp với thực tiễn có thể triển khai thực hiện các hoạt động dạy học mơn Tốn theo định hướng phat triển năng lực HS ở trường THCS Thị trấn Sóc Sơn, cũng như yêu cầu đổi mới GD chung trong giai đoạn hiện nay.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường, tăng cường quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn. Những biện pháp nêu ra nhằm từng bước đổi mới chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học mơn Tốn học trong nhà trường hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để với một thực trạng cơ sở vật chất, một đội ngũ GV, HS hiện có nhà trường có thể tạo ra chất lượng dạy học mơn Tốn tốt nhất. Bởi vậy nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất biện pháp phải mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể tại thời điểm nhất định. Các biện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi, thường xuyên điều chỉnh để hoàn thiện nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc quản lý dạy học mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực HS ở nhà trường.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả vào quản lý dạy học mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS Thị trấn Sóc Sơn trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, các biện pháp được đề xuất cũng phải mang tính khả thi thực hiện được để nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực HS ở nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 89 - 90)