Biện pháp 4: Chỉ đạo GV Toán đổi mới phương pháp và đa dạng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 100 - 105)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơnTốn ở trƣờng

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo GV Toán đổi mới phương pháp và đa dạng các

hình thức dạy học theo hướng phân hóa học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp:

GV Toán hiện nay đa số được đào tạo theo phương pháp dạy học cũ, chưa theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan hệ giữa đào tạo tại các trường sư

phạm với việc sử dụng ở trường THCS cũng như việc chỉ đạo của các cấp quản lý còn nhiều bất cập. Phân hoá dạy học phù hợp với học sinh sẽ tạo ra động lực học tập cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tối đa tư chất và năng lực của các học sinh có năng khiếu. Chỉ có phân hố dạy học mới có khả năng loại trừ tình trạng q tải đối với học sinh. Phân hoá dạy học cũng là điều kiện chuẩn bị nghề cho học sinh. Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học sinh học tập.

Biện pháp nhằm giúp GV Toán chủ động từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và hình thức dạy học theo đặc trưng mơn Tốn vào q trình dạy học mơn Tốn phân hóa đối tượng HS; linh hoạt trong quá trình điều chỉnh, điều khiển hoạt động dạy và người học chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo theo năng lực của bản thân HS đạt hiệu quả hơn.

Thông qua biện pháp dạy học phân hóa tạo điều kiện cho GV chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp đồng thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo dù còn nhỏ của từng HS . Kết quả của cách dạy học như thế khơng chỉ góp phần hình thành cho HS các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, mà chủ yếu là xây dựng cho HS lịng nhiệt tình và phương pháp học tập để sáng tạo.

Thơng qua biện pháp nhằm giúp GV Tốn tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực HS trong lớp trong các khâu: phân hóa dạng bài tập Tốn, phân hóa đề kiểm tra, phân hóa nội dung bài học,...

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức cho CBQL, GV học tập, thảo luận về các văn bản hướng dẫn về đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và dạy học định hướng phát triển năng lực cho người học để mọi người hiểu rõ về sự đổi mới: Đổi mới dạy học là xu thế chung của nên giáo dục tiến bộ trên thế giới; triết lý sâu xa của dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực là hướng tới các giá trị nhân văn trong giáo dục do đó dạy học theo quan điểm này có vai trị và lợi ích to lớn.

Đổi mới việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, đổi mới việc thiết kế bài dạy, xây dựng các tình huống dạy học liên mơn tích hợp gắn với thực tiễn, ứng dụng tốn học vào thực tiễn, vào các mơn học khác để tạo động cơ học tập cho học sinh cũng như rèn luyện những năng lực tính tốn mà học sinh cần phải đạt được.

Thông qua biện pháp giúp GV hiểu được những khác biệt của học sinh và đặc điểm tâm - sinh lý, sở trường, nguyện vọng, hứng thú, điều kiện sống v.v… Từ đó định hướng GV tăng cường các hình thức dạy học hỗn hợp, kết hợp dạy học trực tiếp, gián tiếp,học trên lớp học ở nhà, học trải nghiệm, …để hoạt động dạy học mơn Tốn đạt được hiệu quả cao với mỗi cá nhân.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Xu hướng hiện nay trong dạy học là: lấy học sinh làm trung tâm, người thầy phải làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy học, phải coi trọng và đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong q trình nhận thức. Giúp học sinh có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển.

Hiệu trưởng chỉ đạo các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học phân hóa HS, vận dụng linh hoạt, đa dạng các phương pháp dạy học mơn Tốn phân hóa theo năng lực HS tại trường. Một số phương pháp sử dụng dạy học phân hóa như sau:

* Phương pháp dạy học theo dự án: PPDH theo dự án là một phương pháp tổ chức môi trường học tập, trong đó HS được giao một dự án bao gồm các nhiệm vụ khác nhau (nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn) trong một khoảng thời gian nhất định cũng như được quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ.

Trong dạy học theo dự án, GV là người nghiên cứu, thiết kế các nhiệm vụ/bài tập trong dự án, tổ chức hướng dẫn HS nghiên cứu dự án để chọn nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của mình, kí và cam kết sẽ hồn thành nhiệm vụ đã chọn sau khoảng thời gian đã định trước nhằm đạt được mục tiêu của bài học.

Trong dạy học theo dự án, HS có thể quyết định nhiệm vụ nào cần thực hiện được trước và có thể dành bao nhiêu thời gian cho nội dung đó. HS có thể tự chọn hình thức làm việc cá nhân hay nhóm hoặc với sự hỗ trợ của GV hoặc HS khác để thực hiện các yêu cầu theo dự án đã ký.

*Phương pháp dạy học theo góc: PPDH theo góc là phương pháp theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí khác nhau trong lớp học. Những khoảng không gian này tạo ra môi trường học tập kích thích HS tích cực, HS được thực hành, khám phá và trải nghiệm thơng qua các hoạt động, qua đó HS được học sâu và thoải mái.

Tổ chuyên môn tổ chức cho GV dạy mẫu một số tiết Tốn có áp dụng phương pháp dạy học phân hóa theo năng lực HS. Trong mỗi tiết học Tốn, GV cần đa dạng hóa các phương pháp dạy học bằng cách sử dụng các phần mềm “Toán học động - Geometer‟s Sketchpad, Cabri Geometry, Maple... ”; khai thác, sử dụng thông tin trên Internet hỗ trợ việc dạy học Tốn; tổ chức một số chủ đề ngoại khóa Tốn…theo các nhóm phân hóa năng lực HS.

Để tạo điều kiện phát huy năng lực cá nhân người học, GV cần tiến hành dạy học phân hóa trong nhà trường. Bản chất của việc phân hóa trong dạy học là tạo ra những khác biệt nhất định trong nội dung và phương thức hoạt động của CTGD bằng cách thiết kế và thực hiện CTGD theo nhiều hướng khác nhau dựa vào năng lực, hứng thú hoặc nhu cầu học tập của người học và mục tiêu giáo dục của xã hội.

GV tổ chức dạy học mơn Tốn theo hướng phân hóa HS sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học như: phân hóa theo hứng thú HS, phân hóa theo nhóm HS, phân hóa theo dạng bài tập, …..sao cho mỗi cá thể hoặc mỗi nhóm, với nhịp độ học tập khác nhau trong giờ học đều đạt được kết quả mong muốn. Cấp độ phân hóa này liên quan đến tổ chức dạy học trực tiếp đối tượng học sinh ở các môn học, bài học trong khuôn khổ lớp học.

GV tổ chức dạy học phân hóa sử dụng các hình thức tổ chức dạy học với những nội dung khác nhau cho từng lớp đối tượng khác nhau cũng nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt nhất về năng lực.

Dạy học phân hoá như là một hướng đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS được hiểu là quá trình GV tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập. Bao gồm:

- Huy động mọi khả năng của từng HS để tự HS tìm tịi, khám phá ra những nội dung mới của bài học.

- Phân hố HS theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm HS tạo điều kiện và phương tiện hoạt động để HS tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề; tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề.

- Tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trường của mỗi HS, tạo cho HS có niềm tin và niềm vui trong học tập.

Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn tổ chức dạy học phân hóa trong các tiết dạy chính khóa mơn Tốn theo các đặc điểm sau:

- Trong cùng một lớp học thường tồn tại các nhóm học sinh yếu kém, nhóm học sinh trung bình và nhóm học sinh khá giỏi. Theo tư tưởng chủ đạo, dạy học cần lấy trình độ chung trong lớp làm nền tảng, do đó những pha cơ bản là những pha dạy học đồng loạt.

- Trên thực tế nhận thức của HS trong cùng một lớp là khác nhau; người GV cần có những biện pháp phát hiện, phân loại được nhóm đối tượng HS về khả năng lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ phát triển thơng qua quan sát, kiểm tra,… từ đó có những biện pháp phân hố phù hợp với năng lực HS trong lớp.

- Khi tổ chức các hoạt động trên lớp người GV cần phải giao nội dung và nhiệm vụ cho từng đối tượng HS để làm sao thu hút được tất cả HS cùng tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng em. Khuyến khích HS yếu kém khi các em tỏ thái độ muốn trả lời câu hỏi, tận dụng những tri thức kỹ năng riêng biệt của từng HS…

- Đối tượng HS yếu kém cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn đối tượng HS khá giỏi, những câu hỏi vấn đáp đưa ra cần có sự gợi mở, chẻ nhỏ. Nhưng khơng có nghĩa là đối tượng HS khá giỏi không được quan tâm GV cần tạo điều kiện cho nhóm này phát huy tối đa tính tự giác, độc lập, sáng tạo của các em.

- Khi trình độ học sinh có sự sai khác nhau lớn, có nguy cơ yêu cầu quá cao hoặc quá thấp nếu cứ dạy đồng loạt, thì ở những lúc nhất định trong q trình dạy học có thể thực hiện những pha phân hóa tạm thời, tổ chức cho học sinh hoạt động một cách phân hóa.

- GV điều khiển quá trình giải những bài tập này một cách phân hóa và tạo điều kiện giao lưu gây tác động qua lại trong những người học. Hoặc GV đưa ra những yêu cầu khác nhau về mức độ hoạt động độc lập của HS, hướng dẫn nhiều hơn cho HS này, ít hoặc khơng gợi ý cho HS khác tùy theo khả năng và trình độ của họ. Đồng thời thầy cần quan tâm cá biệt đến những HS có phần thiếu tự tin để động viên họ, lưu ý những HS này hay tính tốn nhầm, nhắc nhở HS kia đừng hấp tấp vội vàng, chủ quan, thiếu chín chắn.

- Để dạy học phân hố được hiệu quả GV có thể áp dụng dạy học theo cặp hoặc theo nhóm. Với những hình thức này, có thể tận dụng chỗ mạnh của một số HS này để

điều chỉnh nhận thức cho những HS khác. Thơng qua hình thức này có sự tác động qua lại giữa các HS trong quá trình dạy học. HS được rèn luyện cách thức làm việc để cùng hoạt động chung, nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung có sự giao lưu trong tập thể và phát triển những mối quan hệ xã hội.

- Để thực hiện dạy học phân hóa ở chức năng làm việc với nội dung mới nhằm giúp đỡ HS yếu kém trong lớp có các đối tượng học sinh khá giỏi, trung bình và yếu kém được áp dụng ngay trong tiết dạy đồng loạt, bằng những biện pháp phân hóa nội tại thích hợp, nhưng không được làm ảnh hưởng đến các đối tượng học sinh khác, không được làm mất đi bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học, mà chúng ta cần vận dụng sáng tạo việc đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các đối tượng trong lớp một cách linh hoạt, để HS yếu kém cũng được tham gia xây dựng bài giúp cho quá trình chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực, chủ động như tất cả các học sinh khác trong lớp.

Tổ chức dạy học mơn Tốn phân hóa theo năng lực là sự kết hợp hài hịa các phương pháp, hình thức dạy học mơn tốn để giúp cho HS phát huy hết năng lực của mình, giúp các em được suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn với bạn, với thầy và tự tin diễn đạt trước tập thể.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:

HT phải nhận thức sâu sắc về vai trò của đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn và đa dạng hình thức dạy học mơn Tốn phân hóa theo năng lực HS là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời tuyên truyền, thuyết phục GV nhận thức được điều đó. Đội ngũ GV phải có trình độ chun, tâm huyết, yêu nghề, có lương tâm và trách nhiệm.

Cần xây dựng dự trù kinh phí thỏa đáng để mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học và đa dạng hình thức dạy học mơn Tốn theo hướng phân hóa HS . Có chính sách khuyến khích, động viên kịp thời về vật chất và tinh thần cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích trong việc đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn phân hóa theo năng lực HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 100 - 105)