Biện pháp 5: Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 105 - 111)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơnTốn ở trƣờng

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng

giảng dạy của GV và đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

sở đánh giá chất lượng giảng dạy của GV. Kiểm tra đánh giá có tác dụng phân loại tích cực khi phản ánh đúng năng lực của người được kiểm tra đánh giá. Công việc kiểm tra đánh giá phải được quản lý, phải được cải tiến thì mới thực sự trở thành cơng cụ thúc đẩy q trình dạy học.

Biện pháp nhằm mục đích phát hiện, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của GV dạy toán; phát hiện kịp thời những sai sót, lệch lạc trong q trình thực hiện, từ đó co những biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời thúc đẩy GV dạy tốn tích cực hơn trong cơng tác chun mơn, tự hồn thiện mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng của hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Biện pháp nhằm giúp HS thấy được thực lực học toán của bản thân, là động lực thúc đẩy HS trong quá trình học tập bộ mơn tốn.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Cụ thể hố chủ trương của Đảng về “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm

tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học...”. Nghị quyết Hội

nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học, tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,... sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo.

Cải tiến đồng bộ các khâu chính của kiểm tra đánh giá bao gồm: xây dựng cơng cụ đánh giá thích hợp, xây dựng ngân hàng đề dựa trên Chuẩn kiến thức kĩ năng (theo định hướng phát triển năng lực) của chương trình mơn Tốn THCS; tổ chức thi, kiểm tra, chấm thi, phân loại, phân tích kết quả:

Nhà trường chủ động chỉ đạo GV dựa theo kế hoạch dạy học, tiến độ kiểm tra bộ mơn, hình thức kiểm tra của bộ môn xây dựng ngân hàng đề kiểm tra các bài kiểm tra định kỳ. Từ các đề của GV, tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn thẩm định và nộp ngân hàng đề của nhà trường.

Vận dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá: Trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, kiểm tra kỹ năng thực hành, đánh giá qua sản phẩm, đánh giá qua dự án... Đặc biệt với hoạt động kiểm tra đầu giờ sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm nhanh dưới

dạng trị chơi, đây là hình thức kiểm tra hiệu quả nhất, loại kiểm tra này mất ít thời gian trên lớp nhất mà đạt được dung lượng kiến thức nhiều nhất và vừa sức với HS.

Quản lý chặt chẽ khâu coi thi, kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm thực hiện quy chế thi, kiểm tra của GV và HS; khen thưởng cá nhân thực hiện tốt quy chế và xử lý các cá nhân vi phạm quy chế.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện của biện pháp

HT chỉ đạo chung các hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy đối với GV và đánh giá kết kết quả học tập. HT phân công nhiệm vụ cụ thể đối với bộ phận chuyên môn trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV và kết quả học tập của HS.

HT chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra và hình thức thực hiện. Đa dạng hố hình thức kiểm tra, đánh giá mơn Tốn như: kiểm tra định kì; kiểm tra đột xuất; kiểm tra qua hồ sơ; kiểm tra qua công việc; kiểm tra qua theo dõi thường xuyên, sử dụng cơng nghệ thơng tin để quản lí; kiểm tra sử dụng thang chuẩn đánh giá mới, phỏng vấn, sử dụng phiếu hỏi trắc nghiệm... Phong phú hoá, linh hoạt trong các nội dung kiểm tra, đánh giá. Cụ thể:

Đối với GV dạy Toán: kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học; việc thực hiện

nền nếp, quy chế chuyên môn; việc thực hiện đổi mới phương pháp; hồ sơ, giáo án; chất lượng giảng dạy… thông qua kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ...

- Xây dựng quy chế kiểm tra, trong đó HT quy định: Thanh tra toàn diện GV ở các mặt hoạt động; kiểm tra hồ sơ cá nhân GV theo lịch và đột xuất; kiểm tra nền nếp dạy học của GV; tổ chức dự giờ kiểm tra theo kế hoạch; dự giờ kiểm tra đột xuất; đánh giá, xếp loại giờ dạy khi cán bộ quản lí thực hiện kiểm tra; kiểm tra nền nếp hoạt động và sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn; kiểm tra việc xây dựng phong trào học tập cho HS (tổ chức dạy buổi hai, bồi dưỡng HS giỏi; xây dựng phương pháp tự học, công tác nâng cao chất lượng của lớp phụ trách,…).

- GV đánh giá HS phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập.Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập;

đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (sau đây gọi chung là sản phẩm học tập); kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng.Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

- Công tác kiểm tra, đánh giá giờ dạy, kiểm tra hồ sơ giáo án nên giao cho Phó HT và các tổ trưởng chuyên môn trực tiếp tổ chức thực hiện. HT có kế hoạch kiểm tra riêng đối với những mặt hoạt động mà mình quan tâm.

Đối với HS: Thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối

kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng khơng.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trên các phương diện: kiến thức, kĩ năng, năng lực hình thành, thái độ hoc tập, sản phẩm học tập, . Điều quan trọng là việc kiểm tra, đánh giá phải khách quan, công bằng và đáng giá đúng theo năng lực của HS.

GV định hướng chung trong đánh giá kết quả học tập của học sinh là phải xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu:Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

- Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên đánh giá kết quả học tập của HS thông qua một số việc như sau:

+ Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hồn thành từng nhiệm vụ của học sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.

- Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết...

+ Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ.

+ Khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn: Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

Để việc cho điểm công bằng, khách quan khơng chạy theo thành tích,khơng phụ thuộc vào cảm tính, HT cần xây dựng kế hoạch kiểm tra chung theo khối đối với mơn Tốn. Các bài kiểm tra này sẽ lấy từ ngânhàng đề của nhà trường và đã được thẩm định về mặt khoa học, các bài kiểmtra trước khi lấy điểm và trả HS phải được sự kiểm duyệt của tổ trưởng chuyên mơn và Phó HT phụ trách. Tổ chức kiểm tra định kì thống nhất chung trong tồn khối đối với bộ mơn Tốn. Việc tổ chức kiểm tra được thống nhất trong 1 khối lớp và trong cùng một thời điểm, bài kiểm tra được chấm độc lập, đảm bảo khách quan, chính xác. Tổ chức chấm thi đảm bảo tính chính xác, tính khách quan để có kết quả trung thực, có khả năng phân hóa HS hiệu quả. Nghiên cứu phân tích khoa học kết quả thi, kiểm tra để xác định năng lực của người học, đánh giá mức độ thích ứng của các chủ đề dạy học vàphương pháp dạy học, trên cơ sở đó có những điều chỉnh về kế hoạch dạy học, phương pháp phù hợp với đối tượng và mục tiêu đề ra. Ra quyết định điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy của GV cho phù hợp. Đồng thời, hướng dẫn điều chỉnh hoạt động học của HS. Dựa vào những kết quả đánh giá đó để xét duyệt HS lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng…

Sau khi xét duyệt, Ban Giám hiệu thông báo kết quả học tập của HS trên cổng thông tin nhà trường và các bên liên quan như HS, cha mẹ HS, hội đồng giáo dục nhà trường và cơ quan quản lí cấp trên… được biết. Qua đó, có những góp ý và kiến nghị với cấp trên về chương trình, sách giáo khoa và cách tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học trong giai đoạn tiếp theo.

HT giám sát chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá HS của GV dạy toán, đảm bảo đánh giá đúng chất lượng HS. Chú trọng các khâu sau: ra đề kiểm tra đảm bảo chính xác, đúng yêu cầu; coi kiểm tra nghiêm túc, đảm bảo trung thực, khách quan; chấm kiểm tra đúng đáp án, biểu điểm, đảm bảo thời gian; trả bài kiểm tra trên lớp công khai, minh bạch; tính điểm tổng kết chính xác. Sử dụng phần mềm quản lí điểm để quản lí và tính điểm cho HS. Chấm dứt việc vào điểm sai quy định, tẩy xoá điểm trong sổ điểm. Coi việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một việc quan trọng cần tập trung làm tốt của nhà trường.

Nghiên cứu, phân tích khoa học kết quả thi, kiểm tra để xác định năng lực của người học, đánh giá mức độ thích ứng của các chủ đề dạy học và phương pháp dạy học, trên cơ sở đó có những điều chỉnh về kế hoạch dạy học, phương pháp phù hợp với đối tượng và mục tiêu đề ra. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, ra các quyết định quan trọng với HS (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng...)

Thông báo kết quả học tập của HS cho các bên liên quan (HS, cha mẹ HS, hội đồng giáo dục nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên,...). Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học.

Tăng cường đánh giá phản hồi từ các ý kiến của HS để rút kinh nghiệm và đổi mới đánh giá cho hoạt động kiểm tra, đánh giá.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL và mỗi giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về mục đích của việc kiểm tra đánh giá. Mục đích cuối cùng là vì sự phát triển hồn chỉnh phẩm chất và năng lực của học sinh.

- Hiệu trưởng và giáo viên bộ môn phải chuyển biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng giáo dục, khơng chạy theo thành tích kể cả phải vượt qua những áp lực của những đối tượng có liên quan đến hoạt động của nhà trường.

3.2.6. Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 105 - 111)