Biện pháp 7: Xây dựng mơi trường tích cực cho hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 113 - 116)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơnTốn ở trƣờng

3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng mơi trường tích cực cho hoạt động dạy và học

3.2.7.1. Mục tiêu biện pháp

Nhà trường cần phải thực sự quan tâm xây dựng một mơi trường lành mạnh có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực. Biện pháp nhằm tạo ra mơi trường tích cực để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học Toán, tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến nhận thức, tình cảm của học sinh giúp làm nảy sinh, nuôi dưỡng hứng thú học tốn để từ đó học sinh ứng dụng ngày càng nhiều hơn kiến thức toán vào đời sống thực tiễn.

3.2.7.2. Nội dung biện pháp

Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó nhà giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, bao gồm mơi trường nhà trường, gia đình và mơi trường xã hội, tự nhiên. Môi trường dạy học bao gồm các phương tiện và điều kiện vật chất, kĩ thuật và tâm lý xã hội tác động thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức để đảm bảo cho lao động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, đây là một trong các yếu tố của q trình giáo dục.

Về phía nhà trường:

Nhà trường với tư cách là nhân tố mơi trường bên ngồi có tác động mạnh mẽ đến phương pháp cũng như các thành tố khác của hoạt động dạy học. Nguyên tắc hàng đầu của công tác quản lý một trường học là tạo mọi điều kiện cho hoạt động sư phạm, giúp HS cảm nhận được tình u thương, sự tơn trọng và an tồn trong mơi trường học đường là vô cùng quan trọng. Việc tạo nên bầu khơng khí thoải mái, chủ động tương tác với bài học được dựa trên bước chuẩn bị môi trường học tập là điều cần thiết để HS khám phá và phát huy đa dạng các giá trị tích cực.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến mơn Toán như: cuộc thi

Rung chng vàng; Trị chơi tốn học; câu lạc bộ: “Em u thích bộ mơn”;… tạo sân

chơi lành mạnh cho HS toàn trường với số lượng nhiều nhất có thể và HS nào cũng có thể tham gia được.

Cán bộ quản lý giáo dục các cấp có vai trị quan trọng trong việc giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để GV trong nhà trường có thể thực hiện được tiết dạy mơn Tốn thành công theo hướng phát triển năng lực HS.

Phối hợp thường xuyên với gia đình trong việc thơng báo hoặc trao đổi về tình hình học tập của HS ở nhà và ở trường.

Về phía giáo viên:

GV tạo ra khơng khí vui tươi, thoải mái trong lớp học, tạo sự hứng thú cho HS phấn khởi để tiếp thu bài. Cập nhật, lồng ghép thông tin mới một cách phù hợp vào bài dạy. Sử dụng tình huống, tạo tình huống có vấn đề trong tiết dạy để HS thảo luận tìm cách giải quyết vấn đề.

GV phải biết bao quát, quản lý lớp trong giờ dạy của mình. Phân phối thời gian hợp lý cho mỗi nội dung, cho từng hoạt động. Đặc biệt, GV đừng để bị áp lực về kiến thức trong tiết dạy. Nếu GV ơm đồm q nhiều kiến thức thì sẽ bị q tải, tiết dạy sẽ khó thành cơng. Trình bày bảng hợp lý, chữ viết bảng rõ ràng, hình vẽ trên bảng phải chính xác.

Tâm lý GV phải vững vàng khi đứng lớp. Ngôn phong ngắn gọn, dễ hiểu, trôi chảy, xúc cảm, rõ ràng. Tác phong sư phạm mẫu mực, có khiếu hài hước. Việc dạy học cần phải linh hoạt, biết kết hợp các kỹ năng: hỏi - đáp, diễn giải, viết bảng, quan sát, phân tích, tổng hợp… trong giờ dạy…

Các kỹ năng GV cần chú ý để tạo khơng khí lớp học vui vẻ, hiệu quả, HS phát huy năng lực một cách tốt nhất như:

- Kỹ năng ra những bài tập khiến học sinh phải sáng tạo - Kỹ năng dạy học cần có khiếu hài hước

- Kỹ năng để ý đến những học sinh cần được quan tâm - Yêu cầu học sinh chia sẻ ý kiến của mình

- Kỹ năng khuyến khích các cuộc thảo luận sơi nổi trong lớp - Kỹ năng tìm hiểu học sinh trước khi khen ngợi

- Kỹ năng biến các học sinh thành “chuyên gia” trong một vấn đề - Kỹ năng khuyến khích làm việc theo nhóm

- Kỹ năng Giao các bài tập cộng điểm. - Kỹ năng cung cấp các lựa chọn.

- Kỹ năng đưa ra những lời nhận xét hữu ích. - Kỹ năng thay đổi khơng khí cho lớp học.

3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp

Các yếu tố môi trường trong hoạt động sư phạm khơng tách biệt, khép kín độc lập mà chúng có tác động lẫn nhau, VD: một lớp học sạch sẽ trang trí hài hịa phù hợp sẽ tạo cảm giác thuận lợi cho dạy và học, yếu tố vật lý này cùng lúc tác động kích thích giá trị thẩm mỹ ở người học và người dạy điều đó làm tăng gấp đơi ảnh hưởng của mơi trường đến hoạt động sư phạm. Vì vậy mơi trường là tác nhân có tác động thường xuyên, liên tục đối với quá trình học và phương thức dạy hoc của GV theo hướng phát triển năng lực HS.

HT thường xuyên tổ chức cho cán bộ, GV và HS tham gia sinh hoạt văn hố tạo cộng đồng, gắn bó hoạt động của nhà trường với đời sống cộng đồng, tích cực đóng góp cơng sức vào hoạt động phong trào thi đua xây dựng và phát triển văn hoá - kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xây dựng nhà trường có cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp, an toàn, với CSVC, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục và dạy học này càng hiện đại, đạt chuẩn. Quy hoạch bên trong khuôn viên nhà trường theo từng khu vực hợp lý, hài hoà: Bảo đảm trường lớp an tồn, có nhiều cây xanh, thống mát, sạch sẽ và ngày càng đẹp hơn; có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường, được giữ gìn sạch sẽ; tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về CSVC, trang thiết bị trường học.

Xây dựng đội ngũ của nhà trường mạnh về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, yêu nghề và hết lịng vì HS, vì mục tiêu phát triển thực hiện sứ mệnh của nhà trường. Trong đó chú trọng xây dựng môi trường học tập tích cực, tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên và suốt đời cho cán bộ, GV và HS.

Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy học và mọi hoạt động của nhà trường. Phối hợp thực hiện tốt mối quan hệ giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý và giáo dục HS.

Trong hoạt động dạy học bộ môn, thầy chủ đạo, trị chủ động và tích cực trong một mơi trường dạy học tối ưu, bao gồm: Phòng học đủ rộng với chỗ ngồi thoải mái cho mỗi HS, đảm bảo đủ tiêu chuẩn ánh sáng tới từng chỗ ngồi, khơng gian trong lành

và n bình, khơng q lạnh hoặc q nóng, có đầy đủ các PTDH. Thầy, cơ giáo tích cực đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải có tâm huyết, mẫu mực, có kỹ năng xây dựng văn hóa nhà trường.

- Phát huy nội lực của nhà trường, huy động các nguồn lực từ bên ngoài với sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chung tay của cả cộng đồng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện. Điều này rất cần tài năng và tâm huyết của người quản lý - Hiệu trưởng nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thị trấn sóc sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 113 - 116)