Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh niên cộng sản hồ chí minh tại trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 45)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm của Đoàn trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 21/12/1999, Khoa Sư phạm (tiền thân của Trường Đại học Giáo dục) chính thức được thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN. Việc thành lập Khoa Sư phạm đánh dấu sự ra đời một mơ hình đào tạo giáo viên mới trong hệ thống giáo dục Việt Nam – mơ hình đào tạo mở hướng tới sự liên thông, liên kết trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Trải qua 10 năm xây dựng, để ghi nhận sự đóng góp của Khoa Sư phạm trong việc đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời tạo điều kiện phát triển mơ hình đào tạo tiên tiến, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 441/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sư phạm ngày 3/4/2009. Trường Đại học Giáo dục (University of Education - UEd) đã trở thành thành viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đến nay, Trường Đại học Giáo dục đã tuyển sinh được 16 khóa đào tạo cử nhân sư phạm hệ chính quy với hơn 4000 sinh viên.

Thành cơng trong công tác đào tạo của Trường Đại học Giáo dục (trước đây là Khoa Sư phạm) trong các lĩnh vực hoạt động đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Nhà trường đã vinh dự được nhận danh hiệu khen thưởng các cấp, được tặng Huân chương lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước, cờ thi đua của chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, cờ

thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Chủ tịch UBND 10 tỉnh, thành phố, Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN,v.v…

Bên cạnh đó, Trường Đại học Giáo dục cịn là thành viên Hiệp hội giáo viên Châu Á - Thái Bình Dương; thành viên mạng lưới các trường đại học giáo dục Á – Phi; thành viên các trường đại học thuộc Cộng đồng Pháp ngữ; đại diện duy nhất ở Việt Nam của Đại học khảo thí Quốc tế Cambridge, Vương quốc Anh về đào tạo và cấp bằng, chứng chỉ công nhận giảng viên đạt chuẩn quốc tế.

2.1.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Sứ mệnh, tầm nhìn

Với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN vẫn kiên định với sứ mệnh, tầm nhìn và hệ giá trị mà tập thể cán bộ, giảng viên Nhà trường đã dày công vun đắp. Cụ thể:

Sứ mệnh: Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học theo định hướng đại học nghiên cứu - nhằm đào tạo đội ngũ giảng viên các trường đại học và cao đẳng, THPT chuyên, cán bộ quản lí giáo dục và cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục, trên cơ sở liên kết với các chuyên gia, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, đạt chuẩn khu vực, trong đó có bộ phận đạt chuẩn quốc tế.

Tầm nhìn: Trường ĐH Giáo dục phấn đấu đến cuối những năm 2020 trở thành đại học nghiên cứu có các chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế đào tạo cho cả các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hệ giá trị: Hệ giá trị cơ bản của Trường ĐH Giáo dục: tiếp tục xây dựng văn hố của một tổ chức biết học hỏi trong đó mọi thành viên sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng làm việc hết mình vì tổ chức.

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Giáo dục được thực hiện theo Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Đại học Quốc gia ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Trường. Trường Đại học Giáo dục là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Giáo dục:

Biểu đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Giáo dục

Phòng Đào tạo Khoa các Khoa học Giáo dục

Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học Giáo dục Phịng Cơng tác

Học sinh - Sinh viên

Khoa Quản lý Giáo dục

Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng

Phịng Kế hoạch -

Tài chính Khoa Sư phạm Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục

Phòng Khoa học - Quan hệ quốc tế

Trung tâm Thông tin Hướng nghiệp và Nghiên cứu, Ứng dụng Tâm lý

Phòng Tổ chức - Cán bộ

Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ

Phịng Hành chính - Tổng hợp

Trung tâm Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng

Mơ hình đào tạo a+b

Hội đồng cố vấn Quốc tế

Ban Giám hiệu Hội đồng Khoa học và

Đào tạo

Trƣờng THPT Khoa học Giáo

dục

Phòng chức năng Đơn vị đào tạo Đơn vị nghiên cứu và phục vụ

Trường Đại học Giáo dục đào tạo sinh viên trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, của ĐHQGHN, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, với nhu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập với giáo dục đại học khu vực và thế giới. Các chương trình đào tạo được định kì bổ sung, điều chỉnh dựa trên nhiều nguồn thông tin từ sinh viên, giảng viên, nhà tuyển dụng.

Để thực hiện mơ hình đào tạo mở theo phương thức đào tạo phối hợp a + b, Trường Đại học Giáo dục sử dụng thế mạnh của ĐHQGHN là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học mạnh hàng đầu của cả nước, đặc biệt về các ngành khoa học cơ bản để tạo ra năng lực chuyên môn giỏi, vững chắc cho các thầy cô giáo tương lai dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành của cả nước. Trong phần rèn luyện kỹ năng sư phạm, Trường Đại học Giáo dục hợp tác với các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài ĐHQGHN để trang bị cho sinh viên những kiến thức mới nhất về khoa học nghiệp vụ sư phạm, cơ sở khoa học về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo các bậc học, tổ chức trường lớp trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Song song với những kiến thức đó, Trường Đại học Giáo dục đặc biệt chú ý trang bị cho sinh viên các phương pháp, công nghệ dạy học tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và tương ứng với điều kiện hội nhập quốc tế với phương châm là giúp các giáo viên tương lai từ bỏ cách dạy học chỉ truyền đạt kiến thức một chiều, chuyển sang dạy cách học, cách chủ động tổ chức quá trình nhận thức thay vì tiếp thu thụ động.

Việc đào tạo giáo viên được thực hiện theo mơ hình a + b, trong đó giai đoạn a sinh viên sư phạm được đào tạo khối kiến thức khoa học cơ bản cùng với sinh viên các ngành khoa học cơ bản tương ứng tại các trường đại học Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội - Nhân văn - thành viên của ĐHQGHN, và giai đoạn b được đào tạo khối kiến thức khoa học giáo dục –

sư phạm, kiến thức đặc thù nghiệp vụ sư phạm tại trường ĐHGD, triển khai kiến tập, thực tập sư phạm tại các trường THPT. Trần Hữu Hoan đã tổng kết về mơ hình này: “Triết lý của mơ hình đào tạo này là đào tạo cử nhân khoa học cơ bản trước, đào tạo giáo viên sau, theo đó người giáo viên được đào tạo giỏi về chuyên môn khoa học cơ bản, tinh thông về nghiệp vụ sư phạm, đồng thời có năng lực quản lý giáo dục tốt. Hiệu quả của mơ hình đào tạo giáo viên a + b là: phát huy và sử dụng được sức mạnh tổng hợp của đội ngũ giảng viên, nhà khoa học đầu ngành của các ngành khoa học cơ bản, cũng như kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học thành viên, các cơ sở đào tạo có uy tín cao, của ĐHQGHN”.

Cơ cấu tổ chức và quá trình phát triển của Đoàn trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội

Trường ĐHGD – ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở Khoa Sư phạm (thành lập năm 1999) theo Quyết định số 441/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Cũng chính từ năm 2009, Đồn trường ĐHGD khi đó cịn là Khoa Sư phạm đã được thành lập.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Giáo dục là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, là tổ chức Đoàn cơ sở được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc, Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh quy định, bộ máy tổ chức được quy định theo quy chế hoạt động của trường đại học; thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Đảng ủy Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD).

Đến tháng 3/2017, Đồn Trường ĐHGD có 01 Liên chi đoàn, 26 Chi đoàn, gần 1200 đoàn viên là sinh viên và 38 đoàn viên là cán bộ và 134 đoàn viên là học sinh. Ngoài việc tham gia hoạt động tại Đoàn trường, các Đoàn viên là sinh viên còn được tham gia hoạt động trong hệ thống cơ sở đoàn của

ĐHQGHN, với sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của các đơn vị thành viên: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thể hiện rõ tính kế thừa và phối hợp chặt chẽ trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a+b. Một đặc điểm là trường Đại học Giáo dục chưa thành lập Hội sinh viên vì vậy trong các hoạt động Đồn nói chung đều là do Đồn trường trực tiếp tổ chức và quản lý.

Trong những năm qua Đồn Trường ĐHGD ln nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban thường vụ Đoàn ĐHQGHN, sự phối hợp của các phòng chức năng, các Khoa trực thuộc Trường ĐHGD, của các cơ sở Đoàn bạn.

2.1.2. Phương pháp khảo sát

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản HCM tại trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. Đánh giá những thuận lợi, những việc đã làm được và hạn chế trong quản lý các loại hình hoạt động Đồn của Đồn trường và các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến hoạt động này. Từ cơ sở thực tiễn này để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động Đoàn của Đồn trường có hiệu quả hơn nhằm mục đích chung là nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng hoạt động Đoàn của Đoàn TNCS HCM tại trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động Đồn TNCS Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

Đánh giá thành công, hạn chế của hoạt động này và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động Đoàn của sinh viên viên.

Đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

Điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp thống kê toán học và xử lý định hướng bằng kết quả nghiên cứu, đây là phương pháp chính. Bên cạnh đó để có thêm thơng tin phục vụ đề tài, tác giả sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn sâu.

Đề tài sử dụng 03 mẫu điều tra (phụ lục kèm theo)

Mẫu 1: Phiếu hỏi về thực trạng hoạt động Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh tại trường Đại học Giáo dục (dành cho cán bộ quản lý)

Mẫu 2: Phiếu hỏi về thực trạng hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh tại trường Đại học Giáo dục (dành cho đoàn viên – sinh viên)

Mẫu 3: Phiếu hỏi đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất đối với hoạt động Đoàn.

2.1.2.4. Tiêu chính đánh giá và thang đo

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được từ phiếu điều tra, từ đó rút ra các nhận xét khoa học khái quát về quản lý hoạt động Đoàn Thanh niên cộng sản HCM tại trường Đại học Giáo dục.

Bên cạnh đó cùng với việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sẽ làm sáng tỏ thêm một số vấn đề khác.

2.2. Thực trạng hoạt động Đoàn ở trƣờng ĐHGD, ĐHQGHN

2.2.1. Phương hướng cơng tác Đồn tại trường Đại học Giáo dục

Từ năm 2014 cho đến nay cơ chế quản lý sinh viên có nhiều sự thay đổi

(Năm học 2014 - 2015: quản lý đồn viên khóa QH – 2011 – S, QH – 2014 - S; Năm học 2015 – 2016: quản lý đồn viên khóa QH – 2012 – S, QH – 2014 – S, QH – 2015 – S; năm học 2016 – 2017: Quản lý toàn bộ đoàn viên là sinh viên và đoàn viên là học sinh). Ngày 02/4/2017, Ban Chấp hành Đồn TNCS

Minh Trường ĐHGD lần thứ III, nhiệm kỳ 2017 – 2019. 140 đại biểu tham dự

đại hội, đại diện cho 1200 đoàn viên thanh niên trường Đại học Giáo dục đã bầu ra Ban chấp hành khóa III với 19 đồng chí. Trong những năm qua, với sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Đảng ủy và Ban giám hiệu, những thay đổi trong công tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục đã tạo những chuyển biến tích cực, rõ nét về tình hình hoạt động Đồn và phong trào thanh niên của Nhà trường.

Bắt đầu từ năm học 2016-2017, trường Đại học Giáo dục quản lý sinh viên ngay từ năm thứ nhất (tại thông báo số 3169/TB-ĐHQGHN ngày 09/9/2014 của ĐHQGHN về một số điều chỉnh trong công tác phối hợp tổ chức đào tạo và quản lý sinh viên giữa các đơn vị); tạo điều kiện thuận lợi

cho Đoàn trường quản lý đoàn viên và hoạt động đồn một cách liền mạch, liên tục, có hệ thống. Đồng thời, sinh viên vẫn theo học tại các đơn vị thành viên của ĐHQGHN như ĐH KHXH&NV, ĐHKHTN. Điều này giúp cho đồn viên – sinh viên có cơ hội được tham gia các hoạt động của các đơn vị bạn tổ chức; vơ hình chung đem tới nhiều cơ hội trải nghiệm, tham gia hoạt động Đoàn TNCSHCM (sau đây xin gọi tắt là hoạt động Đồn) cho đồn viên sinh viên. Bên cạnh đó, sự thành lập và đi vào hoạt động của trường Trung học Phổ thông Khoa học Giáo dục cũng đem tới một sự phát triển mạnh mẽ về đội ngũ đoàn viên thanh niên, đặc biệt là những đoàn viên thanh niên trẻ về tuổi đời và tràn đầy mong muốn được tham gia, cống hiến cho hoạt động Đoàn.

2.2.2. Nhận thức của SV đối với hoạt động Đoàn

Đối với các trường Đại học, ngoài việc thực hiện chức năng giảng dạy, giảng viên cịn có nhiệm vụ giúp cho sinh viên hành thành, phát triển nhân cách và quan trọng là định hướng được lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường của sinh viên. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Đồn thì GV có thể giúp sinh viên có động cơ tích cực, có ý thức trách nhiệm

đối với hoạt động này. Có nhận thức đúng vai trị của hoạt động Đồn, thì SV mới chủ động tham gia và từ đó hình cách kỹ năng cũng như rèn luyện về và phát triển nhân cách.

Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động Đoàn trong nhà trường qua phiếu khảo sát thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Vai trị của hoạt động Đồn vối với sinh viên

Mức độ Số phiếu Tỉ lệ % Rất quan trọng 26 17.1% Quan trọng 66 43.4% Bình thường 54 35.5% Khơng quan trọng 0 0.00 Rất không quan trọng 6 3.9%

Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.1 cho thấy, tỉ lệ sinh viên đánh giá hoạt động Đoàn ở mức độ Quan trọng chiếm tỷ lệ khá cao 43,4% nhưng bên cạnh đó, tỉ lệ đánh giá là Bình thường cũng khá cao 35.5%. Khơng chỉ vậy mà vẫn còn một bộ phận chưa coi trọng hoạt động đối với việc học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách - tỉ lệ đánh giá là Rất không quan trọng chiếm tỉ lệ là 3.9%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh niên cộng sản hồ chí minh tại trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 45)