Thực trạng sự phối hợp với nhà trường trong quản lý hoạt động Đoàn TNCSHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh niên cộng sản hồ chí minh tại trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 72 - 74)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động Đoàn ở trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội

2.3.6. Thực trạng sự phối hợp với nhà trường trong quản lý hoạt động Đoàn TNCSHCM

Đối với đồn viên sinh viên có thể hoạt động Đồn – Hội khơng hề xa lạ với các bạn, các bạn có thể được làm quen từ khi cịn là học sinh tiểu học, thậm chí chưa ngồi trên ghế nhà trường cũng có thể được tham gia các hoạt động tại địa phương. Tuy nhiên hoạt động Đoàn tại trường Đại học là một bậc cao hơn, thơng qua hoạt động này, đồn viên sinh viên có thể tích lũy các kỹ năng mềm, kinh nghiệm giao tiếp – xử lý tình huống, cũng như rèn nghề, bởi đặc thù trường sư phạm, đoàn viên sinh viên trường Đại học Giáo dục khi ra trường sẽ là các thầy các cô và lại một lần nữa sống trong môi trường sư phạm và với cương vị hoàn toàn mới – dẫn dắt các em học sinh. Bên cạnh đó, Đồn trường học đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ Đồn viên thanh niên lập thân – lập nghiệp. Có thể nói trong các hoạt động của sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học, công việc học tập, bồi dưỡng tri thức luôn phải được chú trọng ưu tiên và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc học tốt thì tham gia các hoạt động Đoàn cũng là một điều hết sức quan trọng. Thực

trạng quản lý hoạt động Đồn cho thấy việc tổ chức hoạt động Đồn khơng thể thực hiện đơn lẻ bởi Ban chấp hành Đoàn trường hoặc chỉ cần các Chi đoàn tổ chức mà cần có sự phối kết hợp với các lực lượng khác trong nhà trường, hiểu được tầm quan trọng đó, đề tài đã tiến hành khảo sát – thu thập số liệu qua phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về vấn đề này kết quả thu được:

Bảng 2.16. Các lực lượng phối hợp tổ chức hoạt động Đoàn trong nhà trường STT CÁC LỰC LƢỢNG PHỐI HỢP Tỉ lệ phối hợp (%) Điểm trung bình Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

1. Đảng ủy, Ban giám hiệu 81.5 48.5 0 1.81

2. Cơng Đồn trường 48.1 51.9 0 1.48

3. Các khoa/bộ môn/trung tâm trực thuộc trường 55.6 44.4 0 1.56

4. Phịng Cơng tác học sinh, sinh viên 63 37 0 1.63

5. Đoàn trường ĐHKHTN/ĐHKHXHNV 33.3 55.6 11.1 1.22

6. Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội 44.4 55.6 0 1.44

7. Các chi đoàn cơ sở 63 33.3 3.7 1.59

Qua số liệu nhận thấy cán bộ quản lý và giảng viên đều đánh giá cao sự phối hợp giữa Đoàn trường và các lực lượng khác trong nhà trường, khảo sát phản ánh đúng thực tế trong nhà trường. Cụ thể sự phối hợp giữa Đoàn trường với Đảng ủy, Ban giám hiệu đạt đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 1.81, tiếp theo là sự phối hợp với Phòng CTHSSV được đánh giá cao tiếp theo với điểm trung bình là 1.63. Đặc biệt sự phối hợp giữa Đồn trường và các Đoàn trường bạn chưa được đánh giá cao (điểm trung bình là 1.22).

Biểu đồ 2.8. Các lực lượng phối hợp tổ chức hoạt động Đoàn trong nhà trường trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh niên cộng sản hồ chí minh tại trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 72 - 74)