Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối kết hợp BCH Đoàn trường với BGH,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh niên cộng sản hồ chí minh tại trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 92)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động Đồn TNCS Hồ Chí Minh tại trường

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối kết hợp BCH Đoàn trường với BGH,

BGH, các phòng ban và các khoa, bộ môn, trung tâm trực thuộc trường trong quản lý hoạt động Đoàn TNCS HCM.

Nhân cách của sinh viên được hình thành dưới ảnh hưởng tác động của giáo dục, gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó vai trị chủ đạo là giáo dục nhà trường, bởi vậy nhà trường phải biết phối hợp các lực lượng giáo dục đào tạo, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia giáo dục. Bác Hồ đã căn dặn (cán bộ

Đảng trong ngành giáo dục. Tháng 6/1957) "Giáo dục trong nhà trường chỉ là

một phần, còn cần phải có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình, để giúp việc giáo dục nhà trường tốt hơn - Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn".

Mục tiêu

Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, do đó trong q trình giáo dục cần phải phối kết hợp các lực lượng giáo dục này để tạo nên sức mạnh giáo dục tổng hợp.

Bên cạnh việc tuyên truyền để các lực lượng giáo dục hiểu được vai trò của hoạt động Đồn đến việc hình thành kỹ năng sống cho sinh viên, Nhà trường còn cần phải thống nhất nội dung chương trình và các yêu cầu của các hoạt động đối với sinh viên để các lực lượng giáo dục biết, phối hợp hành động, phát huy tiềm năng, trí tuệ, khả năng tay nghề của họ trong các hoạt động, đồng thời huy động sự ủng hộ, động viên về tinh thần, vật chất nếu có điều kiện.

Các khoa, bộ mơn và trung tâm trực thuộc trường đóng vai trị to lớn trong việc tổ chức các hoạt động Đoàn cho đoàn viên sinh viên, bởi Nhà trường là một thể thống nhất, mỗi hoạt động được tổ chức đều cần có sự phối hợp nhất định của các bộ phận, các lực lượng giáo dục trong toàn trường.

Giảng viên là một trong những lực lượng quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động Đoàn cho sinh viên, bởi giảng viên là những người có sự tiếp xúc gần gũi với SV nhiều nhất thông qua các giờ giảng trên lớp.

Chính vì vậy sự phối kết hợp từ các phòng ban, khoa, bộ môn, các trung tâm trực thuộc trường cho đến các cá nhân từng GV đều là rất quan trọng để việc tổ chức hoạt động Đoàn được hiệu quả.

Ban chấp hành Đoàn trường tổ chức các hoạt động về về nâng cao năng lực nghề nghiệp có thể mời các chuyên gia là các giảng viên có kinh nghiệm, có kiến thức về nghề nghiệp để tư vấn. Bên cạnh đó lồng ghép các nội dung đã được học trên lớp và các hoạt động cụ thể, ví dụ như các nội dung trong học phần “Tư vấn học đường” có thể ứng dụng trong cuộc thi Tranh biện “Con đường tơi chọn” nói về nghề nghiệp tương lai của đồn viên sinh viên khi sau khi tốt nghiệp.

Chúng ta có thể thấy thơng qua các hoạt động Đồn cụ thể được tổ chức hàng năm, ví dụ như Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm, SV có cơ hội cọ sát, thể hiện những nội dung đã được học trên giảng đường vào thực tiễn, qua đó SV dần có thêm những kinh nghiệm thực hành nghề và hình thành kỹ năng nghề nghiệp sau này. Trong mỗi hoạt động được tổ chức cần phối hợp nhịp nhàng với các phịng ban để có được điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng như kinh phí.

Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban giám hiệu trong việc phối kết hợp giữa Đồn TNCS HCM và các phịng ban, khoa, bộ môn, trung tâm trực thuộc trường.

- BCH Đoàn trường cần thể hiện tính tự chủ trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động để phát huy được hết thế mạnh của các lực lượng trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh niên cộng sản hồ chí minh tại trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)