Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh niên cộng sản hồ chí minh tại trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 80 - 83)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Hoạt động Đoàn TNCS HCM là sự tiếp nối hoạt động trên giảng đường, là con đường thực hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động Đoàn TNCS HCM được tổ chức tại trường ĐH bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan như: Mục tiêu, nội dung, chương trình, đội ngũ tổ chức, chủ thể hoạt động, các lực lượng giáo dục và cả các điều kiện để tổ chức hoạt động. Do đó khi xây dựng biện pháp quản lý hoạt động Đoàn TNCS HCM phải tuận theo các nguyên tắc cụ thể.

3.1.1. Nguyên tắc hướng tới mục tiêu đào tạo (bậc đại học)

Điều 39 – Luật Giáo dục - 2006 ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục đại học

là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

[12,tr25]

Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên có kiến thức chun mơn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo” [3, tr30,31].

Đoàn thanh niên với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của học sinh - sinh viên, do vậy nhiệm vụ trước tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên thanh niên về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc; về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của Đoàn Thanh niên; về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phổ biến, quán triệt các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết mới của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; các quy định, quy chế của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên,... đến từng đoàn viên, thanh niên trong tồn trường từ đó góp phần rèn luyện bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

Bên cạnh đó, cơng tác đồn trong các trường sư phạm cịn phải trang bị cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là giáo dục đào tạo,... giúp sinh viên nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục.

Đoàn Thanh niên trong các trường sư phạm có vai trị to lớn trong việc tham mưu, phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, từ đó giúp sinh viên có những kĩ năng cơ bản trong nghiên cứu khoa học và nghiệp vụ sư phạm. Đoàn thanh niên trong các trường sư phạm ln ln xác định mọi hoạt động của Đồn trường phải tạo điều kiện và hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện iệp vụ sư phạm và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh đó, cơng tác đoàn là một bộ phận quan trọng trong quá trình rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên mang tính thường xuyên liên tục. Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học 4.0 với tốc độ phát triển như vũ bão về thông tin, khoa học kĩ thuật,... đất nước mở cửa để hội nhập thì sinh viên đại học nói chung cần có những kĩ năng phù hợp để thành cơng trong môi trường làm việc của thế kỉ XXI

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Đây là một nguyên tắc quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi khi đề xuất các biện pháp, phải dựa trên nền tảng của những biện pháp đang có sẵn để từ đó phát triển thành những biện pháp mới. Xuất phát từ những biện pháp có sẵn, cần phải tổng kết đúc rút kinh nghiệm,

chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của những biện pháp đã có để từ đó đưa ra những biện pháp mới tốt hơn, hiệu quả hơn nhằm đạt kết quả tốt nhất trong quản lý hoạt động của Đoàn TNCS HCM tại Đại học Giáo Dục, ĐHQGHN. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa này địi hỏi các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp với nhu cầu thật sự để giải quyết được những khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động Đồn. Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết vấn đề và tránh được tình trạng siêu hình.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

“Khả thi” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy, các biện pháp quản lý hoạt động của Đoàn TNCS HCM tại Đại học Giáo dục, ĐHQGHN được đề xuất phải có khả năng thực hiện trên thực tế. Cùng với nguyên tắc hệ thống và thực tiễn, khi đề xuất các biện pháp phải tính đến những điều kiện, hồn cảnh cụ thể của Nhà trường để tính đến những phương án tối ưu. Qua đó, những biện pháp nào có tính khả thi được ưu tiên lựa chọn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho việc đổi mới quản lý hoạt động Đoàn tại trường Đại học.

Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp quản lý hoạt động Đoàn vừa phải phù hợp với lý luận quản lý giáo dục và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước vừa phải phù hợp với mục tiêu chung của ĐHQGHN, với thực tiễn nhà trường và tâm lý lứa tuổi học sinh. Các biện pháp phải được khảo nghiệm, kiểm chứng có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ

Thẩm quyền của bất kỳ một cơ quan quản lý, một cấp quản lý nào đều phải xác định rõ. Đây là cơng việc rất phức tạp, vì vậy, yêu cầu của việc bảo

đảm sự thống nhất của hệ thống quản lý là rất quan trọng. Tính hệ thống có nghĩa là các biện pháp đề xuất phải đảm bảo sự thống nhất, liên tục và ăn khớp trong việc sắp xếp, lựa chọn. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các cấp quản lý từ Đảng ủy, Ban giám hiệu, Đồn thanh niên, các phịng, khoa, liên chi đoàn khoa, các chi đoàn trong toàn trường phải căn cứ các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường, sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu để triển khai thực hiện các nội dung hoạt động trong từng cấp, từng đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh niên cộng sản hồ chí minh tại trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 80 - 83)