Vị trí, vai trị và chức năng của KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học quận ngô quyền, thành phố hải phòng theo hướng đổi mới (Trang 26)

1.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học theo

1.3.1. Vị trí, vai trị và chức năng của KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học

hƣớng đổi mới của Thông tƣ 30/Bộ GD-ĐT

1.3.1. Vị trí, vai trị và chức năng của KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học học sinh tiểu học

1.3.1.1. Vị trí của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

Trong dạy học, KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, vận dụng của ngƣời học. Kiểm tra và đánh giá là hai công việc đƣợc tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát, xem xét về cả định lƣợng và định tính kết quả học tập, đánh giá mức độ chiếm lĩnh nội dung học vấn của học sinh. Bởi vậy, cần phải xác định "thƣớc đo" và chuẩn đánh giá một cách khoa học, khách quan.

KT-DG là một bộ phận hợp thành khơng thể thiếu trong q trình giáo dục. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo với một chất lƣợng cao hơn.

1.3.1.2. Vai trò của kiểm tra - đánh giá học sinh

Đối với giáo viên: Giúp GV biết đƣợc hiệu quả, chất lƣợng giảng dạy. Trên cơ sở đó khơng ngừng nâng cao và hồn thiện mình về trình độ học vấn, về phƣơng pháp giảng dạy, từ đó điều chỉnh hay phát huy q trình dạy học giúp HS hồn thiện hơn về năng lực, phẩm chất.

Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thƣờng xuyên cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngƣợc” giúp HS điều chỉnh hoạt động học.

- Về giáo dƣỡng chỉ cho HS thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đang ở mức độ nào, cịn thiếu sót nào cần phải bổ khuyết.

- Về mặt phát triển năng lực nhận thức sẽ giúp HS có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ nhƣ ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái qt hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho HS phát triển tƣ duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tế.

- Về mặt ý thức thái độ sẽ giáo dục HS có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vƣơn lên đạt những kết quả cao hơn, củng cố lịng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục: Cung cấp cho CBQL giáo dục những thông

tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn đƣợc những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, giúp đƣa ra những quyết định phù hợp trong việc điều chỉnh, cải tiến chƣơng trình, nội dung đào tạo, hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu dạy học.

1.3.1.3. Chức năng của kiểm tra - đánh giá trong dạy học

Chức năng định hướng: Xem xét kết quả của KT-ĐG cho phép đề xuất định

hƣớng điều chỉnh những sai sót, phát huy những kết quả trong cải tiến hoạt động dạy và học với các phần kiến thức đã dạy. Chính vì vậy, KT-ĐG giúp cho GV trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học, có tác dụng định hƣớng hoạt động học tập của học sinh trở nên tích cực, chủ động hơn.

Chức năng đốc thúc, kích thích tạo động lực: Thơng qua KT-ĐG có thể kích

thích tinh thần học tập của học sinh. Kết quả sau mỗi bài kiểm tra sẽ giúp cho HS biết đƣợc mức độ nắm kiến thức của bản thân để có hƣớng phấn đấu; với những HS giỏi, kết quả học tập tốt sẽ động viên, khuyến khích các em hăng say học tập, còn với HS yếu sẽ là một minh chứng thôi thúc các em cố gắng vƣơn lên.

Chức năng sàng lọc, lựa chọn: Trong quá trình dạy học GV phải tiến hành sàng lọc, lựa chọn và phân loại HS. Điều này chỉ có thể thực hiện đƣợc thơng qua kết quả KT-ĐG. Qua đó giúp cho GV trong việc dạy học phân hố đối tƣợng, có phƣơng pháp dạy học phù hợp với từng đối tƣợng HS góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

Thực vậy, ba chức năng trên ln ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, tuỳ vào đối tƣợng, hình thức, phƣơng pháp đánh giá mà một chức năng nào đó có thể sẽ trội hơn.

1.3.2. Yêu cầu sư phạm và nguyên tắc kiểm tra - đánh giá học sinh tiểu học

1.3.2.1. Yêu cầu sư phạm trong kiểm tra - đánh giá học sinh

Lý luận và thực tiễn dạy học đã chứng minh: KT-ĐG tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh chỉ có tác dụng khi hoạt động này đáp ứng đƣợc những yêu cầu nhất định:

Đảm bảo tính khách quan

- Là sự phản ánh trung thực kết quả việc lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học sinh so với yêu cầu do chƣơng trình quy định.

- Nội dung kiểm tra cần phải phù hợp với các yêu cầu chung của chƣơng trình đề ra.

- Tổ chức kiểm tra phải nghiêm túc, nghiêm minh.

Để đảm bảo tính khách quan trong KT-ĐG, cần phải cải tiến, đổi mới các phƣơng pháp, hình thức KT-ĐG, từ khâu ra đề, tổ chức thi tới khâu đánh giá. Xu hƣớng chung là tuỳ theo đặc trƣng mơn học mà lựa chọn hình thức kiểm tra thích hợp. Song dù có sử dụng hình thức nào thì vấn đề “lƣợng hố” nội dung mơn học theo các đơn vị kiến thức để làm chuẩn cho việc KT-ĐG, cho điểm khách quan là cực kỳ quan trọng [31].

Trong quá trình KT-ĐG phải đánh giá đƣợc một cách toàn diện các yếu tố về số lƣợng, chất lƣợng, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức thuộc các môn học; về kết quả phát triển năng lực trí tuệ, tƣ duy sáng tạo, ý thức, thái độ,… trong đó, cần chú ý đánh giá cả số lƣợng và chất lƣợng, cả về nội dung và hình thức.

Đảm bảo tính thường xun và hệ thống

Quá trình KT-ĐG cần đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên theo kế hoạch và mang tính hệ thống. Kiểm tra có hệ thống sẽ giúp thu thập chính xác, đầy đủ thơng tin cần thiết cho việc đánh giá khách quan, toàn diện. Ngoài ra với lƣợng thơng tin đầy đủ sẽ có cơ sở chắc chắn để thực hiện điều chỉnh hoạt động giáo dục học sinh. Do vậy, cần thực hiện kết hợp các hình thức KT-ĐG thƣờng xuyên với KT-ĐG định kỳ; số lần, hình thức kiểm tra cần phù hợp đảm bảo cho việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS.

Đảm bảo tính xác nhận và phát triển

Tính xác nhận là việc KT-ĐG phải khẳng định đƣợc hiện trạng của nội dung cần đánh giá so với mục tiêu đánh giá (cả về mặt định tính lẫn định lượng) và

nguyên nhân của hiện trạng đó dựa trên những tƣ liệu khoa học, chính xác và các lập luận xác đáng. Tuy nhiên, giáo dục có bản chất nhân đạo và phát triển nên việc KT-ĐG cũng phải mang tính phát triển, tức là phải đảm bảo chức năng phát triển của đánh giá là giúp cho ngƣời học khơng chỉ nhận ra hiện trạng cái mình đạt đƣợc

(chức năng xác nhận) mà cịn có niềm tin vào khả năng, năng lực của mình để tiếp

tục phát triển hoặc khắc phục những điểm khơng phù hợp. Nói cách khác, KT-ĐG trong dạy học không đơn thuần là phán xét kết quả học tập của ngƣời học mà thực sự là một nội dung không thể thiếu của hoạt động dạy - học.

Đảm bảo tính quy chuẩn, khoa học

KT-ĐG dù theo bất kỳ hình thức nào cũng đều nhằm mục tiêu phát triển hoạt động dạy - học, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho ngƣời đƣợc đánh giá. Vì vậy, KT- ĐG cần tuân theo những chuẩn mực nhất định, những chuẩn này đƣợc quy định rõ trong quy chế chun mơn, phân phối chƣơng trình nhƣ: xác định rõ nội dung, cách thức, thời điểm thực hiện và công khai đối với HS. Nhƣ vậy, mới tránh đƣợc sự tùy tiện, ngẫu hứng trong quá trình KT-ĐG và kết quả mới đảm bảo tính ổn định.

Để đảm bảo tính khoa học của việc KT-ĐG kiến thức, kỹ năng, cần quán triệt một nguyên tắc chung quan trọng là: việc KT-ĐG kiến thức kỹ năng cần đƣợc tiến hành theo một quy trình hoạt động chặt chẽ.

1.3.2.2. Nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học theo hướng đổi mới

Trong Thông tƣ số 30/2014/TT-BGDĐT, nêu rõ nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học:

„„- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vƣợt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

- Đánh giá tồn diện học sinh thơng qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

- Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.” [4, Điều 4].

1.3.3. Mục tiêu và nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học học sinh tiểu học

1.3.3.1. Mục tiêu của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học

KT-ĐG là khâu rất quan trọng trong q trình dạy học với mục đích xác định đƣợc thành tích học tập và rèn luyện của học sinh và mức độ chiếm lĩnh tri thức, do đó, KT-ĐG nhằm khảo sát, xem xét lại kết quả học tập, đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức và còn là định hƣớng cho học sinh các cách thức học tập, rèn luyện tiến bộ hơn.

Ở bậc tiểu học, hoạt động KT-ĐG theo hƣớng đổi mới của Thông tƣ 30 cũng với mục đích:

1. Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS, động viên, khích lệ và

phát hiện những khó khăn chƣa thể tự vƣợt qua, từ đó sẽ có những hƣớng dẫn, giúp đỡ cụ thể; đƣa ra nhận định đúng những ƣu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh, có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

2. Giúp HS có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Nhƣ vậy, KT-ĐG theo hƣớng đổi mới của Thông tƣ 30 sẽ là tiền đề tốt tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức đã học với vốn hiểu biết của mình để giải quyết tốt các tình huống trong học tập và trong cuộc sống của các em.

3. Giúp PHHS hoặc ngƣời giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập và rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trƣờng trong các hoạt động giáo dục HS.

4. Giúp CBQL giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. Đối các cấp quản lý, lãnh đạo nhà trƣờng thì KT-ĐG cịn là biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo về cả định lƣợng và định tính, là cơ sở để xây dựng đội ngũ GV,…

1.3.3.2. Nội dung của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học

1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chƣơng trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học.

Trong q trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của chƣơng trình, của mỗi hoạt động học mà HS phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc nhƣ sau:

- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện, nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình dạy học;

- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm đƣợc hoặc chƣa làm đƣợc; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của HS;

- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vƣợt qua khó khăn.

2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của HS. Các năng lực của HS đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình học tập và rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngồi nhà trƣờng. GV đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của HS thông qua các biểu hiện hoặc hành vi nhƣ sau:

a) Tự phục vụ, tự quản: HS cần thực hiện đƣợc một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân nhƣ vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập nhƣ chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân cơng của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hồn thành cơng việc.

b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp ; trình bày rõ ràng , ngắn go ̣n; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngơn ngữ phù hợp với hồn cảnh và đối tƣợng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi ngƣời; lắng nghe ngƣời khác, biết tranh thủ sự đồng thuận.

c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc khơng cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc ngƣời khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.

3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của HS. Các phẩm chất của HS đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trƣờng. GV đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi nhƣ sau:

a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thƣờng

xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và ngƣời khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trƣờng và ở địa phƣơng; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trƣờng lớp, nơi ở và nơi công cộng.

b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học quận ngô quyền, thành phố hải phòng theo hướng đổi mới (Trang 26)