Biện pháp quảnlý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học quận ngô quyền, thành phố hải phòng theo hướng đổi mới (Trang 45 - 46)

1.4. Quảnlý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện học sinh

1.4.6. Biện pháp quảnlý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện

của học sinh tiểu học theo hướng đổi mới

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh và phụ huynh trong công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học.

Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học sẽ nghiên cứu kĩ công văn, thông tƣ, hƣớng dẫn, tổ chức phổ biến kịp thời các quy định, quy chế chuyên môn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, những nội quy của Trƣờng làm cơ sở cho việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL, GV, HS. Chú trọng cải tiến và đổi mới việc tổ chức các hội nghị, hội thảo chun mơn một cách có hiệu quả để CBQL, GV, HS và PHHS thấy rõ vai trò của KT-ĐG với việc nâng cao chất lƣợng dạy và học, để từ đó sẽ nâng cao đƣợc nhận thức, trách nhiệm của CBQL, GV, HS, PHHS trong công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS. Đây là một trong những yếu tố quyết định phát triển KT-XH bởi cần phải KT-ĐG theo hƣớng đổi mới phải gắn với yếu tố thực tiễn cuộc sống, tăng tính thực hành, phát huy đƣợc năng lực, điểm mạnh của học sinh, nhƣ vậy kết quả KT-ĐG sẽ tác động tích cực ngƣợc trở lại q trình dạy và học góp phần giáo dục tồn diện học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập. Sự nhận thức đầy đủ và việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trƣờng về hoạt động KT-ĐG học sinh đối với vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo chính là nền tảng cần thiết đối với việc đổi mới công tác quản lý, phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực.

Biện pháp nâng cao năng lực của CBQL và GV trong công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bao gồm:

- Năng lực hiểu đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của mơn học, chƣơng trình học và yêu cầu cần phải KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học.

- Năng lực ra đề kiểm tra: GV phải có năng lực căn cứ vào yêu cầu cần đạt đƣợc của nội dung kiểm tra để biên soạn câu hỏi kiểm tra. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với đối tƣợng học sinh, xây dựng đề theo Bloom trong đó lĩnh vực nhận thức: nhớ, hiểu, áp dụng với các mức độ từ đơn giản đến phức tạp.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, trong truy cập khai thác dữ liệu, trao đổi thông tin chuyên môn, trong việc ra đề kiểm tra, và quản lý kết quả KT-ĐG HS.

- Tổ chức cho đội ngũ GV nắm vững chƣơng trình đào tạo, mục tiêu, cấu trúc chƣơng trình, chƣơng trình các mơn học, các u cầu về kĩ năng, kiến thức và phẩm chất thái độ đối với ngƣời học.

- Tổ chức tập huấn hiệu quả các lớp học, hội thảo chuyên đề về đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học, đổi mới KT-ĐG, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, trong hoạt động KT-ĐG, …

Biện pháp quản lý đồng bộ các khâu trong công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường

- Tăng cƣờng thực hiện chức năng quản lý một cách có hiệu quả đối với cơng tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo quản lý công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS.

- Thực hiện có hiệu quả các chế định giáo dục và đào tạo trong công tác KT- ĐG, tức là các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn cần đƣợc triển khai thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng yêu cầu.

- Tăng cƣờng các điều kiện thực hiện quản lý công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

- Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học quận ngô quyền, thành phố hải phòng theo hướng đổi mới (Trang 45 - 46)