Chuẩn, chuẩn hóa, chuẩn hóa trong giáo dục, hướng chuẩn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường trung học cơ sở vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 31 - 32)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.7. Chuẩn, chuẩn hóa, chuẩn hóa trong giáo dục, hướng chuẩn hóa

1.2.7.1 . Khái niệm “chuẩn”

“Chuẩn” là những tiêu chí, yêu cầu cần tuân thủ những nguyên tắc nhất

định, được dùng làm thước đo đánh giá chất lượng của công việc, hoạt động, sản phẩm của con người trong một lĩnh vực nào đó. Khi đạt được những tiêu chí của chuẩn thì nghĩa là đạt được những mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý công việc để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.

1.2.7.2. Khái niệm chuẩn hóa

Có thể coi “chuẩn hố” như là một tiêu chuẩn của q trình hiện đại hố. Chuẩn hóa là q trình mà có các sự vật, đối tượng thuộc phạm trù nhất định đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trong phạm vi và hiệu lực áp dụng của các chuẩn đó. Chức năng chính của chuẩn hóa là định hướng hoạt động quản lý để thực hiện các chức năng, biện pháp quản lý được thống nhất theo những nguyên tắc đã được xác định; quy chuẩn các sản phẩm, các quy trình tạo ra sản phẩm, khuyến khích và tạo ra mơi trường chính thức ngày càng phù hợp cho sự phát triển, đồng thời hạn chế những nhân tố tự phát, phi chính thức trong phát triển hoặc những nhân tố ngược với phát triển. Vai trị của chuẩn hóa nhằm phát triển, duy trì và ổn định tổ chức.Tổ chức được ổn định, duy trì và phát triển phụ thuộc vào q trình chuẩn hóa là làm cho các sự vật, đối của tổ chức đáp ứng được các chuẩn ban hành.

Chuẩn hóa trong giáo dục

Chuẩn hóa trong giáo dục là các tiêu chuẩn được con người xây dựng và làm công cụ trong hoạt động giáo dục để thực hiện quá trình quản lý giáo dục theo định hướng quản lý chất lượng thay vì chế độ quản lý hành chính chỉ huy. Các chuẩn này biểu hiện bằng các tiêu chí và chỉ số. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa là đáp ứng các tiêu chuẩn đã ban hành và áp dụng chính thức cho hoạt động giáo dục

nhằm làm cho các sự vật, đối tượng trong lĩnh vực giáo dục được thuận lợi hơn cho sự tiến bộ và phát triển theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

Chuẩn hóa trong giáo dục đang trở thành một xu thế của thời đại. Ở các quốc gia phát triển, bất kỳ lĩnh vực nào của KTXH, văn hóa xã hội (VHXH), KH&CN... người ta đều xây dựng các bộ tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận. Đối với lĩnh vực GD&ĐT cũng như vậy. Đó là quan điểm của GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - khi bàn về nội dung này trong Luật GD sửa đổi.

Để chuẩn hóa trong giáo dục cần xây dựng hệ thống chuẩn và thực hiện nâng cấp để các thành tố của nó đạt chuẩn. Trong giáo dục phải tiến tới chuẩn hoá về mọi mặt, từ chương trình, sách giáo khoa, ĐNGV… đến trường lớp, bàn ghế, trang thiết bị dạy học. Chuẩn hố nhà trường là điều kiện để giáo dục tồn diện và nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2.7.3 . Hướng chuẩn hóa giáo viên

Hướng chuẩn hóa GV là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về năng lực, phẩm chất của GV nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục. Hướng chuẩn hóa GV quy định năng lực thực hiện các hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học nhằm đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu giáo dục; nhằm đáp ứng yêu cầu về NLNN sau khi đã được đào tạo của GV.

Hướng chuẩn hóa GV có tỉnh ổn định tương đối trong một thời gian nhất định, nó sẽ có sự thay đổi và phát triển tùy thuộc vào yêu cầu thực tiễn của xã hội trong từng giai đoạn cụ thể, thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế, yêu cầu về trình độ đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường trung học cơ sở vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 31 - 32)