Quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường trung học cơ sở vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 39 - 44)

trung học cơ sở theo hƣớng chuẩn hóa

1.4.1. Xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch (xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên trường trung phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa)

1.4.1.1. Nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên theo hướng chuẩn hóa

BDGV THCS theo hướng chuẩn hóa chỉ có hiệu quả khi họ có nhu cầu, nếu bắt buộc một cách miễn cưỡng sẽ làm cho việc bồi dưỡng kém hiệu quả. Khi GV THCS có nhu cầu, khao khát học tập thì cơng tác bồi dưỡng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và sẽ mang lại hiểu quả tốt. Quan trọng hơn, nếu bồi dưỡng mà khơng dựa vào trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp hiện có thì sẽ gặp tác động ngược lại và gây lãng phí thời gian và kinh phí.

Trong trường hợp, chương trình bồi dưỡng mà những kiến thức và kĩ năng của GV THCS đã có và tốt rồi thì chỉ làm mất thời gian của họ và gây tác động không tốt cho những GV THCS khác tham gia bồi dưỡng. Hoặc sẽ xảy ra trường hợp bồi dưỡng những thứ quá cao hoặc quá xa với hiểu biết của họ thì cũng sẽ khơng hiệu quả.

Do đó, đề cập đến nhu cầu bồi dưỡng của GV THCS sẽ bao gồm: Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng; Nhu cầu về hình thức bồi dưỡng bao gồm: trực tuyến, hội thảo- tập huấn, thường xuyên, tập trung vào hè, theo chuyên đề, tổng hợp...; Nhu cầu về phương pháp bồi dưỡng: thuyết trình, hướng dẫn và tự nghiên cứu tài liệu, thảo luận, huấn luyện...; Nhu cầu về kiểm tra, đánh giá; Nhu cầu về giảng viên bồi dưỡng; Nhu cầu về quyền lợi được hưởng khi tham gia bồi dưỡng.

1.4.1.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên theo hướng chuẩn hóa

Xác định mục tiêu bồi dưỡng

dưỡng. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ đồng thời vận hành mối quan hệ theo định hướng để đạt được mục tiêu bồi dưỡng.

Mục tiêu quản lý bồi dưỡng NLNN GV theo hướng chuẩn hóa của hiệu trưởng trường THCS là tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng cho GV nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng, phẩm chất đạo đức cho ĐNGV, góp phần khẳng định vị thế và khẳng định thương hiệu của nhà trường.

Bồi dưỡng nhằm nâng cao, hồn thiện đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị và chun mơn nghiệp vụ... nhằm nâng cao kiến thức bổ sung kỹ năng nghề nghiệp.

Xác định nội dung bồi dưỡng

- Nhóm nội dung chính trị xã hội: Giáo dục về phẩm chất đạo đức, thái độ cho học sinh, bao gồm kiến thức về triết học, giáo dục công dân, dân số, bảo vệ mơi trường…vv

- Nhóm nội dung khoa học, kĩ thuật, công nghệ: Chủ yếu nhằm hình thành

năng lực, đó là hệ thống kiến thức, kĩ năng chung và riêng.Thường được chia thành các nội dung khoa học cơ bản, các nội dung thực hành và lý thuyết.

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng được tiến hành trong suốt q trình, thơng qua việc quản lý hoạt động dạy học sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng được triển khai một cách khoa học, đúng về nội dung và tiến độ thời gian nhằm đạt được các yêu cầu của mục tiêu bồi dưỡng.

Xác định phương pháp bồi dưỡng

- Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp về nội dung, đảm bảo yêu cầu thiết thực, phong phú nghiêm túc và hiệu quả.

- Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả, việc học tập theo tổ, nhóm chun mơn phải chú trọng.

- Tổ chức quản lý tự bồi dưỡng, tự học nâng cao trình độ giáo viên theo đơn vị nhà trường phù hợp với thực tế.

Xác định hình thức bồi dưỡng

Quan tâm đến việc sử dụng các loại hình bồi dưỡng những cần tập trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau:

- Bồi dưỡng thơng qua các lớp tập huấn: Do Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT tổ chức, hay các lớp tập huấn do các đoàn thể tổ chức...

- Bồi dưỡng thơng qua học tập, sinh hoạt tổ nhóm chun mơn.

- Tự bồi dưỡng: Trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ hướng dẫn của các cá nhân, tổ nhóm chun mơn thì cán bộ GV tự nghiên cứu tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GV THCS để họ được bổ sung các kiến thức cũ và cập nhật kiến thức mới về chủ trương, đường lối giáo dục, về nội dung và phương pháp giáo dục HS. Việc bồi dưỡng này rất quan trọng địi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Bồi dưỡng từ xa: Qua mạng internet, các phương tiện thơng tin đại chúng, vơ tuyến truyền hình, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng…vv

1.4.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa theo hướng chuẩn hóa

Tổ chức bồi dưỡng NLNN GV là quản lý việc tổ chức các nhiệm vụ nghiên cứu, học tập, rèn luyện của GV trong quá trình BDGV:

- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.

- Theo dõi, động viên, khuyến khích GV phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập ngày càng cao để phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực.

- Tổ chức điều tra cơ bản GV khi mới vào khố bồi dưỡng để nắm được trình độ, năng lực và các đặc điểm tâm lí cá nhân của từng GV, trên cơ sở đó phân loại GV và có các quyết định quản lý phù hợp.

- Tổ chức và hướng dẫn cho GV tự xây dựng kế hoạch cá nhân để phấn đấu theo tiêu chuẩn "dạy tốt, rèn tốt".

- Tổ chức hoạt động lôi cuốn sự tham gia tích cực, sáng tạo của GV đồng thời chú trọng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách lành mạnh, đa dạng, hấp dẫn.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa

thiệp của người lãnh đạo trong tồn bộ q trình quản lí, chính là việc huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện và điều hành các hoạt động để hoàn thành kế hoạch đề ra. Chỉ đạo bồi dưỡng chính là q trình thực hiện lần lượt các bước của kế hoạch đã đề ra:

+ Lựa chọn phương án phù hợp để ra các quyết định hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của kế hoạch, lãnh đạo các cấp quản lí giáo dục lựa chọn phương án phù hợp để ra các quyết định bám sát mục tiêu, kịp thời, hợp lí và quán triệt các nguyên tắc hoạt động trong triển khai bồi dưỡng.

+ Sử dụng các phương pháp để quản lí điều hành quá trình bồi dưỡng

Phối hợp các phương pháp quản lí trong việc điều hành như phương pháp hành chính, phương pháp tâm lí xã hội, phương pháp kinh tế để điều hành các hoạt động bồi dưỡng diễn ra một cách thuận lợi. Đó là việc giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân một cách khoa học, không chồng chéo, theo đúng chức năng nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác giữa lãnh đạo – các bộ phận, các bộ phận – GV, GV – GV. Đồng thời, CBQL phải thường xuyên động viên, khuyến khích tinh thần để tạo động cơ làm việc cho các thành viên trong tổ chức và niềm đam mê học tập cho ĐNGV tham gia bồi dưỡng để biến mục tiêu bồi dưỡng chung thành nhu cầu hoạt động của mỗi người.

+ Điều chỉnh và giám sát hoạt động bồi dưỡng:

Điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng là quá trình hoạt động của CBQL nhằm theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân để phát hiện ra những mặt tích cực cần phát huy; những hạn chế, sai lệch cần khắc phục; từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời và phù hợp cho q trình quản lí bồi dưỡng đang diễn ra và cơ sở thiết lập quá trình bồi dưỡng tiếp theo.

Thực hiện quá trình giám sát theo nhiều hình thức như: quan sát, thu thập thơng tin về khóa bồi dưỡng, các khiếu nại hay ý kiến của học viên về nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, thời gian bồi dưỡng và mức độ đáp ứng của CSVC, phương tiện dạy học, CNTT và truyền thông, khả năng kết nối với thực tiễn dạy học trong lớp học, sự điều hành của ban tổ chức, kinh phí,…vv

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa cơ sở theo hướng chuẩn hóa

Tổ chức kiểm tra, đánh giá GV của nhà trường theo chuẩn hóa có nghĩa là xác định trạng thái hiện tại của từng GV so với trạng thái mong muốn. Cụ thể theo các tiêu chí cho chuẩn NLNN ta xác định chính xác, khách quan mức độ NLNN của GV ở thời điểm đánh giá. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến cáo cho GV xây dựng kế hoạch tự tự bồi dưỡng nâng cao NLNN cho bản thân.

Trên cơ sở xác định mức độ NLNN của GV. Đánh giá năng lực của GV theo chuẩn được thực hiện mỗi năm một lần khi kết thúc năm học theo các bước sau.

- Cá nhân GV tự đánh giá xếp loại.

- Lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ nhóm chun mơn - Hiệu trưởng đánh giá xếp loại.

Đánh giá NLNN của GV theo hướng chuẩn hóa cần coi trọng việc đối chiếu từng chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi GV qua kiểm tra nguồn minh chứng. Do đó không chỉ dừng lại ở việc quy ra điểm số để xếp loại GV vì sẽ khơng động viên được bộ phận GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và khơng kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ trong đơn vị.

1.4.5. Xây dựng môi trường làm việc, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa

Xây dựng một tập thể sư phạm đồn kết, nhất trí, biết học hỏi sẽ tạo ra mơi trường thuận lợi để khuyến khích tiềm năng của mỗi GV và tập thể ĐNGV có điều kiện và cơ hội phát huy NLNN, cống hiến tích cực và đạt hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, phù hợp với khả năng chia sẻ năng lực tự bồi dưỡng và hợp tác trong ĐNGV trường THCS Vạn Phúc huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Xây dựng chính sách đãi ngộ, chế độ thi đua, khen thưởng động viên khuyến khích GVTHCS tham gia bồi dưỡng nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thống nhất các loại hồ sơ, sổ sách của tổ, của GV.

Một yếu tố hạn chế hoạt động bồi dưỡng là thiếu CSVC. Để BDGV THCS theo chuẩn nghề nghiệp cần có đầy đủ phịng ốc, tài liệu,...vv

Để đảm bảo quản lý BDGV THCS theo chuẩn nghề nghiệp thì trong cơ chế quản lý cần giải quyết hợp lý các đề xuất, kiến nghị từ GV. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, phát huy tinh thần tự bồi dưỡng, tự học làm cho ĐNGV tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường để đem hết nhiệt huyết nhà giáo cống hiến cho sự phát triển chung của nhà trường

Đây là nội dung đảm bảo điều kiện cho cơng tác BDGV có thể được thực hiện và thực hiện một cách có kết quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường trung học cơ sở vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 39 - 44)