1.3. Hoạt động bồi dƣỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
1.3.5. Các nguồn lực tham gia bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên
hướng chuẩn hóa
- Nguồn lực con người:
Hiệu trưởng các trường cần chủ động phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động BDGV ngay tại trường mình để khơng phụ thuộc hồn toàn vào Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD & ĐT huyện.
Cụ thể là sử dụng những GV của trường là cán bộ cốt cán và những GV có trình độ thạc sĩ làm báo cáo viên để phát huy tự bồi dưỡng theo nhu cầu, theo yêu cầu nhiệm vụ của ngành và theo xu hướng đổi mới giáo dục nhằm bổ sung những nội dung mà kế hoạch bồi dưỡng của Sở cịn thiếu hoặc thực hiện chưa có chiều sâu.
Xây dựng ĐNGV đủ về số lượng và rải đều ở các bộ môn, chú trọng những GV trẻ và những GV biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác BDGV.
Phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học sư phạm, có thể nói đây là vấn đề mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác BDGV. Đội ngũ giảng viên Đại học sư phạm chính là lực lượng nịng cốt để thúc đẩy hoạt động BDGV có hiệu quả hơn.
Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên lập các kế hoạch BDGV ngắn hạn và dài hạn, dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch, trực tiếp quản lý điều hành các hoạt động bồi dưỡng, thu nhận các thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh, cải tiến.
- Nguồn lực thời gian
Các thời điểm để tổ chức các hoạt đồng bồi dưỡng: đầu năm học, theo đợt trong năm học, trong suốt năm học hay trong hè,… Thời lượng bồi dưỡng mỗi nội dung khoảng một tuần trong một năm học (40 tiết/năm). Như vậy, tổng thời gian GV phải tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên mỗi năm là 120 tiết. Các cấp quản lý giáo dục được thay đổi thời lượng ở từng nội dung sao cho phù hợp với kế hoạch của địa phương, nhưng không được thay đổi tổng số thời gian.
- Nguồn lực CSVC, kĩ thuật, trang thiết bị, tài liệu, phương tiện
CSVC, kỹ thuật và đồ dùng dạy học là một phần không thể thiếu trong quá trình BDGV. Vì thế, việc sữa chữa thường xuyên CSVC, mua sắm các trang thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại cho hoạt động BDGV là một việc làm vô cùng quan trọng trong QLGD.
Địa điểm tổ chức cần thuận lợi về mặt giao thơng, các phịng học phải phù hợp với hoạt động bồi dưỡng cung cấp trang thiết bị cần thiết cho giảng viên tham gia giảng day, lựa chọn giảng viên tham gia giảng dạy phải có khả năng ứng dụng CNTT và các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy ví dụ như sử dụng máy vi tính, băng đĩa hình,...
Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cho GV tham gia để ngồi việc nghiên cứu học tập trên lớp, GV có thể tự tìm hiểu kiến thức và tự kiểm tra đánh giá tại nhà.
Hoạt động BDGV muốn hiệu quả cần chú trọng khai thác hiệu quả việc ứng dụng CNTT để sử dụng nguồn tài nguyên trên mạng đồng thời trao đổi được nhiều tài liệu bồi dưỡng giữa các trường trên trang web trường học kết nối. Các hình thức trên rất phù hợp cho hoạt động tự bồi dưỡng và bồi dưỡng từ xa.
- Nguồn lực tài chính
Kinh phí dành cho hoạt động BDGV phải được dự trù trước và phải ổn định. Cần khen thưởng những GV được xếp loại giỏi cuối khóa, các CBQL làm việc có hiệu quả. Đối với những GV tham gia lớp bồi dưỡng tập trung, ngồi kinh phí hỗ trợ theo chế độ hiện hành thì nhà trường cần hỗ trợ thêm tiền mua tài liệu để các giờ bồi dưỡng được hiệu quả. Điều này cũng áp dụng đối với GV tham gia các lớp bồi dưỡng tại chỗ.
Các giảng viên Đại học sư phạm tham gia BDGV tại huyện, tại trường ngoài các khoản tiền bồi dưỡng giờ dạy theo quy định, cần có phụ cấp thêm kinh phí đi đường, ăn ở, mua sắm tài liệu.
Kêu gọi các lực lượng xã hội hóa cho hoạt động bồi dưỡng, sự hỗ trợ tài chính của: Hội khuyến học, Hội phụ huynh học sinh, của các GV trong nhà trường …. vv
- Môi trường, không gian nơi diễn ra hoạt động bồi dưỡng:
tinh thần tự học, tự bồi dưỡng đồng thời làm cho GV tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường sẽ đem hết nhiệt huyết nhà giáo cống hiến cho sự phát triển giáo dục.
Xây dựng chế độ đãi ngộ, chính sách thi đua khen thưởng nhằm động viên khuyến khích GVTHCS tham gia bồi dưỡng để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.