Khái quát chung về huyện Thanh Trì, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường trung học cơ sở vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 47 - 52)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đơng Nam Hà Nội, giáp các huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới tự nhiên (phía Đơng), huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín (phía Nam); Giáp với các quận Thanh Xn (phía Tây Bắc), Hồng Mai (phía Bắc), Hà Đơng (phía Tây). Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành Hà Nội, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của Thủ đơ, mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, là huyện Anh hùng của Thủ đô Anh hùng, là địa phương giàu truyền thống hiếu học, quê hương của danh nhân Chu Văn An “Người thầy của muôn đời”; quê hương của danh nhân Ngơ Thì Nhậm. Với đặc điểm tự nhiên như vậy cũng là điều kiện thận lợi để huyện Thanh Trì phát triển mạnh về kinh tế nhưng cũng có những tác động khơng nhỏ đến cơng tác GD&ĐT.

Tăng trưởng kinh tế: trong 5 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển KTXH

của Thủ đô, cán bộ và nhân dân huyện Thanh Trì đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn đưa kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 15,4 – 15,5%/năm.

Cơ cấu kinh tế: Trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013 – 2018, kinh tế huyện

Thanh Trì tiếp tục tăng trưởng. Có thể nói, đây là cơ sở quan trọng để Thanh Trì có điều kiện tập trung đầu tư cho phát triển VHXH, trong đó có giáo dục.

Về dân số: Mật độ dân cư toàn huyện là 3.626 người/km2 (so với tháng 12/2014 tăng 878 người/km2). Tốc độ tăng dân số cao làm cho học sinh trong độ tuổi đến trường tăng lên nhanh chóng, địi hỏi đầu tư thêm về CSVC, hạ tầng để đảm bảo cho sự phát triển của giáo dục.

Về công tác GD&ĐT: công tác giáo dục đào tạo được quan tâm và đạt được

nhiều kết quả tốt; chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện tiếp tục được nâng lên. Trong 5 năm gần đây, huyện đã đầu tư với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng xây dựng mới 15 trường học, cải tạo và sửa chữa nâng cấp 40 trường học. Là huyện đầu tiên thực hiện Đề án: “Xây dựng bể bơi phòng, chống đuối nước trong các trường học”.

2.1.2. Về iáo dục và Đào tạo

2.1.2.1. Những kết quả chung

Thanh Trì là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, quê hương của danh nhân Chu Văn An - “Người thầy của muôn đời”; quê hương của danh nhân Ngơ Thì

Nhậm... Bởi vậy mà từ nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì rất quan tâm, chú trọng đến cơng tác GD&ĐT. Trong đó, huyện Thanh Trì đã triển khai thực hiện 06 đề án phát triển giáo dục và hiện nay tiếp tục triển khai 02 đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2021. Nhờ đó, cơng tác GD& ĐT của huyện đã thu được những kết quả rất đáng ghi nhận.

Về mạng lưới trường, lớp: đến năm 2018, trên địa bàn huyện Thanh Trì có

69 trường học, bao gồm: 30 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 17 trường THCS. Trong đó có 56/69 trường học cơng lập đạt chuẩn Quốc gia (đạt tỷ lệ 81,2%). [39]

Về cơ sở vật chất, hạ tầng: từ năm 2008 đến hết năm 2018, Thanh Trì đã đầu

tư gần 94,2 tỷ đồng bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, hiện đại cho các trường học công lập trên địa bàn. Hiện nay, 100% các trường học được kết nối mạng internet, trang thiết bị cơ bản, cần thiết.

Về đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD: Tổng số CBQL, GV toàn ngành hiện

nay: 1718 người; 100% GV đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó trình độ trên chuẩn của GV tồn ngành đạt 66,9% (tăng 22,2% so với năm 2015). Toàn huyện có 56/69 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 81,2%; [39]

Với sự nỗ lực, cố gắng của tồn ngành và những thành tích nổi bật trên, Ngành GD&ĐT huyện được Sở GD&ĐT Hà Nội khen 13/13 chỉ tiêu công tác tốt, 421 cá nhân được nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua”; 23 tập thể, 2.259 cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, 101 cán bộ, GV, nhân viên đạt danh hiệu

2.1.2.2. Giáo dục trung học cơ sở

Về mạng lưới trường, lớp, giáo viên, học sinh:

Stt Năm học Số trƣờng công lập Tổng số lớp Số HS Giáo viên

iên chế Hợp đồng 1 2014 - 2015 17 318 12489 379 189 2 2015 - 2016 17 325 12985 390 195 3 2016 – 2017 17 330 13759 414 207 4 2017- 2018 17 343 13838 431 218 5 2018- 2019 17 373 14776 424 282

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì từ năm 2014- 2018)

Về chất lượng giáo dục của học sinh:

ảng 2.1. Thống kê học lực, hạnh kiểm học sinh của các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hạnh kiểm: Năm học học sinh Tổng số Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2014 - 2015 4348 3704 85.2 634 14.6 10 0.02 0 0 2015 - 2016 4399 3805 86.5 585 13.3 9 0.02 0 0 2016 – 2017 4468 3896 87.2 567 12.7 5 0.01 0 0 2017- 2018 4475 3952 88.3 519 11.6 4 0.01 0 0 2018- 2019 4580 4080 89.1 494 10.8 4 0.01 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì từ năm 2014-2018)

Học lực:

Năm học học sinh Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % 2014 - 2015 4348 1711 38.6 1511 35.9 885 19.36 241 5.5 2015 - 2016 4399 1756 38.9 1656 36.5 789 19.26 202 4.6 2016 – 2017 4468 1829 38.6 1721 36.9 709 18.36 209 4.7 2017- 2018 4475 1939 38.7 1823 37.1 505 18.27 208 4.4 2018- 2019 4580 2040 39.2 1717 37.5 618 18.15 205 4.3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019)

Qua bảng số liệu trên cho thấy đa số HS THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì cơ bản các em ngoan lễ phép, công tác giáo dục về đạo đức cho HS được các nhà trường quan tâm; tỷ lệ HS có hạnh kiểm khá, tốt cao (trên 99.8%), HS có hạnh kiểm trung bình có giảm hơn trong những năm gần đây. Qua kết quả đánh giá xếp loại về học lực 3 năm gần đây cho thấy chất lượng giáo dục đại trà trên địa bàn huyện đã có bước chuyển biến, tỷ lệ HS có học lực khá giỏi đạt 75.82%.

ảng 2.2. Kết quả học sinh giỏi các cấp của các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội Năm học 2014- 2015 2015 – 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 Cấp huyện 298 285 422 650 792 Cấp thành phố 28 30 38 44 96 Cấp quốc gia 2 2 3 3 4 Cấp quốc tế 0 0 1 1 2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019)

Nhìn lại chặng đường vừa qua, có thể thấy rằng, dấu ấn mà ngành giáo dục huyện Thanh Trì đạt được là sự vượt trội về chất lượng mũi nhọn và từng bước vững chắc nâng cao chất lượng đại trà. Ngành đã chú trọng tới cơng tác phát hiện những HS có năng lực, tố chất, thành lập đội tuyển, tổ chức ôn luyện, bồi dưỡng để phát huy hơn nữa tài năng của các em HS. Từ đây, nhiều HS đã có tinh thần tự học, có ý tưởng sáng tạo, có những phương pháp giải bài hay, độc đáo.

2.1.2.3. Trường Trung học cơ sở Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Trường THCS Vạn Phúc được thành lập từ tháng 11 năm 1962. Qua nhiều lần thay đổi địa điểm, đến tháng 8 năm 1971 trường chính thức tách với cấp Tiểu học và chuyển về địa điểm mới cho đến nay tại thôn 1 xã Vạn Phúc với diện tích đất là 4996 m 2. Khi mới chuyển sang vị trí mới, nhà trường gặp mn vàn khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao của cán bộ, GV, nhân viên nhà trường, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện Thanh Trì, UBND xã Vạn Phúc, nhà trường đã từng bước giảm bớt khó khăn. Đến nay, đã có một ngơi trường khang trang, có cơ bản đầy đủ các phương tiện dạy học. Nhà trường vinh dự được đón bằng khen của Bộ GD&ĐT vào tháng 11 năm 2017.

Đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và các tổ chức đoàn thể hoạt động đảm bảo theo chuẩn Điều lệ trường THPT và luôn ổn định từ 42 đến 51 người với cơ cấu tương đối đồng đều; trình độ 100% GV đạt chuẩn trong đó có 26/42 GV đạt trình độ trên chuẩn (chiếm khoảng 61,9%). Hàng năm, có 100% GV đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, 97.5% GV hoàn thành xuất sắc và hồn thành tốt nhiệm vụ, cịn lại khoảng 02 GV hồn thành nhiệm vụ mỗi năm.

Tình hình học sinh của nhà trường

- Số lượng

Trong 5 năm qua, nhà trường có số lớp từ 16 đến 22 lớp với số HS giao động từ 600 - 900 HS. Mỗi năm học tăng khoảng 80 – 100 HS.

- Chất lượng giáo dục

ảng 2.3: Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội từ các năm 2014 – 2018

Năm học Học lực (%) Hạnh kiểm (%) Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB 2014 - 2015 43.6 32.4 20.4 3.6 92.7 7.16 0.17 2015 - 2016 42.41 34.81 17.07 5.7 92.7 7.16 0.17 2016 - 2017 40.61 35.98 18.06 5.3 93.64 6.36 0 2017 - 2018 37.27 34.85 21.45 6.17 90.08 9.38 0.13 2018 - 2019 35.3 38.4 22.2 4.1 94 5.9 0.1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm học 2014 – 2018 của trường THCS Vạn Phúc)

Chất lượng giáo dục toàn diện của HS trường THCS Vạn Phúc trong những năm học qua đã được nâng lên, tỉ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%, tỉ lệ học lực khá giỏi đồng đều hơn. Về mặt hạnh kiểm, hầu hết số HS nhà trường đều ngoan nên chất lượng đạo đức tương đối ổn định. Số HS xếp loại đạo đức khá, tốt chiếm tỉ lệ lớn, số HS xếp loại trung bình thấp, khơng có HS xếp loại đạo đức yếu, kém. Đặc biệt năm học 2018 – 2019, điểm thi vào lớp 10 của HS luôn đạt cao so với các trường trong huyện, một sô HS thủ khoa thi vào 10 của một số trường THPT trong huyện Thanh Trì đều thuộc về học sinh của trường THCS Vạn Phúc, tỉ lệ HS đỗ vào THPT đạt 82,94% đứng thứ 3/17 trường THCS của huyện Thanh Trì.

ảng 2.4: Số lượng HS giỏi cấp huyện và thành phố trong 02 năm học 2017 - 2019 HSG Năm học 2017 – 2018 Năm học 2018 - 2019 HSG huyện iải Nhất iải Nhì iải Ba iải KK Tổng Nhất iải iải Nhì iải Ba iải KK Tổng 03 12 8 105 128 02 07 17 64 90 HSG Thành phố 0 0 0 02 02 01 01 0 06 08

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hai năm học 2017 –2019 của trường THCS Vạn Phúc)

Trường THCS Vạn Phúc luôn là một trong những trường thuộc tốp đầu huyện về số lượng HS giỏi. Đặc biệt, số lượng HS giỏi thành phố trong hai năm gần đây tăng mạnh hơn so với những năm trước. Nhà trường luôn đề ra kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng những HS có năng khiếu để đạt nhiều giải cao hơn nữa trong các năm học tới.

Cơ sở vật chất của nhà trường

Trong những năm học gần đây, nhà trường đã được đầu tư CSVC đủ để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Khu hiệu bộ đạt chuẩn, phòng học đủ 22 lớp, được trang bị thêm 03 phịng thí nghiệm. Tuy nhiên do số lượng HS mỗi năm lại tăng lên nên 02 phòng (truyền thống, đồ dùng) được cải tạo thành phịng học cho HS, khơng gian sử dụng còn hạn hẹp. Nhà trường chưa có nhà thể chất cho HS học các giờ thể dục và hoạt động tập thể. Các phòng học hiện đại gồm máy chiếu, hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế chưa được trang bị đầy đủ và đồng bộ. Phịng máy tính vẫn cịn thiếu máy tính cấu hình chưa cao, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy cịn sơ sài, phần mềm máy tính hỗ trợ giảng dạy như soạn giáo án, vẽ hình, thí nghiệm ảo… cịn thiếu hiện đại. Tuy nhiên so với khoảng 5 năm về trước thì có thể thấy rằng CSVC nhà trường đã thay đổi hơn rất nhiều, đang từng bước hoàn thiện và mang tầm hiện đại, dần phù hợp với công cuộc đổi mới trong giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường trung học cơ sở vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)