1.3. Hoạt động bồi dƣỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
1.3.4. Đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên
Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với thực tế, nội dung cần đảm bảo yêu thiết thực hiệu quả. Các hình thức bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú như: tọa đàm, thảo luận, đối thoại, tham quan thực tế, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, thiết kế kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng chuẩn hóa.
Có nhiều hình thức bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên theo hướng chuẩn hóa như:
- Bồi dưỡng thường xuyên khi kết thúc năm học vào dịp nghỉ hè.
- Bồi dưỡng tại chỗ, cung cấp đầy đủ tài liệu cho giáo viên tự học, có đánh giá. - Bồi dưỡng trực tuyến qua trang web trường học kết nối.
- Bồi dưỡng theo chuyên đề, hội thảo … ở trường, ở cụm trường - Bồi dưỡng thông qua ứng dụng nghiên cứu khoa học
- Tự bồi dưỡng - Bồi dưỡng dài hạn
- Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, vô tuyến truyền hình, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng… vv
1.3.4. Đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên theo hướng chuẩn hóa chuẩn hóa
Kiểm tra, đánh giá nhằm giúp cho các nhà QLGD biết được mức độ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bồi dưỡng, đồng thời đánh giá được những quyết định có phù hợp với thực tế hay khơng, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể để đạt được mục tiêu giáo dục. Kiểm tra không những để đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng mà còn là cơ sở để thực hiện cho một chu trình bồi dưỡng tiếp theo. Việc thực hiện kiểm tra công tác BDGV thực hiện theo các bước sau:
+ Xây dựng các tiêu chuẩn:
Thiết lập chuẩn đánh giá dựa trên các tiêu chí thực hiện mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung bao gồm:
- Đánh giá phản ứng của người học: Học viên đánh giá như thế nào về hoạt động bồi dưỡng vào các thời điểm trước, trong, cuối khóa bồi dưỡng và vào những thời điểm sau bồi dưỡng.
- Đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra học viên đã tiếp thu những gì từ khóa bồi dưỡng từ đó kiểm tra kiến thức chuyên môn, kĩ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra của quá trình bồi dưỡng.
- Đánh giá những thay đổi trong công việc: Xác định người học áp dụng những điều đã học vào dạy học, giáo dục như thế nào và những thay đổi đối với việc thực hiện dạy học, giáo dục.
- Đánh giá về mức độ thực hiện cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng: Đánh giá về mục tiêu bồi dưỡng; Công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng; Nội dung, chương trình bồi dưỡng; Tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng; Việc huy động các nguồn lực phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng.
+ Lựa chọn phương pháp và nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá:
Tiến hành lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp đánh giá phù hợp với thực tế. Thu thập thông tin thường xuyên qua nhiều phương diện, đối tượng khác nhau để có kết quả đánh giá khách quan, chân thực. Hoạt động kiểm tra đánh giá bồi dưỡng trên nguyên tắc là thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau: trước bồi dưỡng, trong quá trình bồi dưỡng và sau khi kết thúc bồi dưỡng.
+ Xây dựng lực lượng kiểm tra, đánh giá:
Để thực hiện việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả địi hỏi phải xây dựng được lực lượng tham gia vào quá trình kiểm tra đánh giá. Mỗi bộ phận, cá nhân thực hiện các nội dung, phương thức đánh giá theo vai trị, trách nhiệm của mình.
+ Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh cơng tác quản lí bồi dưỡng
Kết quả kiểm tra đánh giá được đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra để phân tích những mặt mạnh và mặt yếu của quá trình bồi dưỡng. Từ đó, các
nhà quản lí đưa ra các quyết định cần thiết để điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện bồi dưỡng.