Đặc thù của Quỹ Phát triển trong các cơ sở giáo dục Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ tại quỹ phát triển đại học quốc gia hà nội theo hướng xã hội hóa giáo dục (Trang 34 - 35)

1.3. Lý luận về huy động và sử dụng nguồn tài trợ tại quỹ phát triển các cơ sở giáo

1.3.3 Đặc thù của Quỹ Phát triển trong các cơ sở giáo dục Đại học

Giáo dục đại học là một loại dịch vụ đặc biệt vừa đáp ứng nhu cầu tri thức và trang bị kỹ năng chuyên môn cho công chúng; vừa gắn chặt với lợi ích và tƣơng lai của quốc gia. Do đó chính sách đối với giáo dục đại học cần phản ánh đƣợc nét đặc thù ấy. Thừa nhận sự tồn tại của thị trƣờng giáo dục nhƣ một phần tất yếu của xã hội hóa giáo dục khơng phải là thƣơng mại hóa giáo dục mà là để thiết kế khung chính sách phù hợp để giúp nó phát triển lành mạnh. Một điều cốt yếu là xã hội hóa giáo dục nên đƣợc hiểu là tăng cƣờng vai trị tham gia tích cực của mọi thành phần và tổ chức xã hội trong việc định hình và phát triển hệ thống giáo dục đại học.

Hiện nay, nguồn ngân sách cấp cho giáo dục hàng năm đƣợc cấp căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng theo dự toán ngân sách đƣợc giao đáp ứng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định[35]. Vì vậy mà các nội dung, định mức chi cho các hoạt động phát triển giáo dục còn rất hạn chế, đặc biệt là ở các cơ sở giáo dục Đại học – nơi mà cả ngƣời thầy và trò cần phát huy tính sáng tạo, tính ứng dụng cao; có nhiều dự án nhằm kết nối, liên kết giữa các cơ sở giáo dục với nhau nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác… nhằm phát triển các cơ sở giáo dục Đại học nhƣng chƣa đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp cho các nhiệm vụ này. Trong khi đó tiềm năng huy động đƣợc từ các cá nhân, tổ chức sẵn sàng chi cho các hoạt động giáo dục: tài trợ cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, tài chính hỗ trợ học sinh, sinh

viên xuất sắc, sinh viên nghèo, nghiên cứu sinh, các cán bộ…lại rất lớn. Và nếu nhƣ các cá nhân, tổ chức tài trợ trực tiếp cho các đơn vị, các trƣờng đại học đã đƣợc cấp nguồn ngân sách hàng năm cho các hoạt động giáo dục thì việc quản lý các nguồn tài trợ này sẽ khó khăn hơn, nguồn kinh phí tài trợ này chủ yếu chỉ đƣợc chi học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc, gặp hồn cảnh khó khăn trong khi tiềm lực của các cá nhân, tổ chức có thể chi cho các hoạt động khác nhƣ đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, phát triển khoa học kỹ thuật … nhƣng lại không đƣợc phép chi hoặc các đơn vị này không đƣợc phép đứng ra ký kết thỏa thuận tài trợ đối với các cá nhân, tổ chức do khơng có tƣ cách pháp nhân. Chính vì vậy, tại các cơ sở giáo dục Đại học cần có một đầu mối chính thống, một tổ chức đƣợc nhà nƣớc cho phép, có tài khoản, có con dấu, có chức năng nhiệm vụ, có vai trị huy động các nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức xã hội, cần quản lý tốt các nguồn lực huy động đƣợc sử dụng đúng mục đích, phát huy tốt các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển giáo dục của cơ sở giáo dục đại học đó tuân thủ đúng theo quy định của nhà nƣớc, phù hợp với định hƣớng phát triển ngắn hạn và dài hạn của cơ sở giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ tại quỹ phát triển đại học quốc gia hà nội theo hướng xã hội hóa giáo dục (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)