THEO HƢỚNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
2.1 Giới thiệu về Đại học Quốc gia Hà Nội và Quỹ Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội Quốc gia Hà Nội
2.1.1. Sơ lược về Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và cơng nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn; có chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao và bồi dƣỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hƣớng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
ĐHQGHN đƣợc thành lập ngày 10/12/1993 theo Nghị định số 97/CP của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại một số trƣờng đại học đơn ngành lớn tại Hà Nội
Đến ngày 17/11/2013, Chính Phủ ban hành Nghị định số 186/2013NĐ- CP về Đại học Quốc gia, trong đó quy định ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học, là tổ hợp các trƣờng Đại học, viện nghiên cứu, khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao, đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ phát triển.
ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:
1) ĐHQGHN là đầu mối đƣợc Chính phủ giao các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm; có tƣ cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2) Các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; các đơn vị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
3) Các khoa, phòng nghiên cứu và tƣơng đƣơng thuộc trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc.
ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; đƣợc làm việc trực tiếp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của ĐHQGHN. Các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN là những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và cơng nghệ có quyền tự chủ cao, có pháp nhân nhƣ các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học khác đƣợc quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Khoa học - Công nghệ.
Sứ mạng của ĐHQGHN là đào tạo nhân lực chất lƣợng cao, bồi dƣỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học cơ bản và phát triển cơng nghệ tích hợp đa ngành, đa lĩnh vực, chuyển giao tri thức phục vụ phát triển đất nƣớc và tiên phong đổi mới sáng tạo, đào tạo của Đất nƣớc.
ĐHQGHN đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực đạt phần lớn các tiêu chí của đại học nghiên cứu tiên tiến ở khu vực Châu Á, trong số đó có một số ngành/ lĩnh vực đạt đƣợc chuẩn Quốc tế.
ĐHQGHN có cơ sở vật chất thuộc hàng lớn nhất cả nƣớc với nhiều khu vực khác nhau trong thành phố Hà Nội, gồm cơ sở tại Quận Cầu Giấy rộng 9,02 ha; cơ sở tại Thanh Xuân rộng 3,1 ha, cơ sở tại Nam Mễ trì rộng 2,62 ha; cơ sở tại quận Hồn Kiếm rộng 0.9 ha; cơ sở tại Ba Vì rộng 16,6 ha và cơ sở tại Hòa Lạc rộng 1000ha[40].
2.1.2 Quỹ Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội
Quỹ Phát triển ĐHQGHN thuộc ĐHQGHN (tên tiếng Anh: the Development Foundation of Vietnam National University, Hanoi.Tên viết tắt: VNU - Foundation)
Quỹ Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đƣợc thành lập theo quyết định số 3737/QĐ-UBND ngày 18/06/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Quỹ có tƣ cách pháp nhân, đƣợc sử dụng con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng và kho bạc Nhà nƣớc để hoạt động theo quy định của pháp luật. Phạm vi hoạt động của Qũy trong thành phố Hà Nội.
Theo Điều lệ, Quỹ Phát triển ĐHQGHN thuộc ĐHQGHN là Quỹ xã hội đƣợc thành lập và hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, làm đầu mối tiếp nhận các khoản tài trợ và thực hiện tài trợ công khai, minh bạch, đúng mục đích của Quỹ và của các nhà tài trợ. Các hoạt động của Quỹ Phát triển ĐHQGHN do Hội đồng Quản lý Quỹ (HĐQL) gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân có uy tín quyết định và đƣợc giám sát bởi Ban Kiểm soát.
Đƣợc thành lập từ ngày 18/06/2011, tuy nhiên đến ngày 31/05/2013 Chủ tịch Quỹ mới ký quyết định thành lập Văn phòng Quỹ, tuyển dụng bộ máy nhân sự, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2013. Quỹ Phát triển ĐHQGHN đƣợc thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của ĐHQGHN có nhiều cơ hội thuận lợi trong cơng tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật góp phần xây dựng và phát triển ĐHQGHN ngang tầm các trƣờng đại học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ Quốc tế. Sau hơn 5 năm chính thức đi vào hoạt động, mặc dù có nhiều sự thay đổi về mặt nhân sự điều hành nhƣng Quỹ đã dần đi vào hoạt động ổn định, kiện toàn bộ máy nhân sự, hồn thiện dần tính pháp lý theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, kết hợp với các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN kết nối vận động các nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức nhằm thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho sự phát triển của ĐHQGHN.