Quản lý nội dung hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ tại quỹ phát triển đại học quốc gia hà nội theo hướng xã hội hóa giáo dục (Trang 39)

1.4 Nội dung quản lý hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ

1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ

Việc vận động tài trợ cho giáo dục đóng vai trị hết sức to lớn, trong bối cảnh ngân sách nhà nƣớc đang cịn gặp nhiều khó khăn. Chính từ sự tài trợ của các doanh nghiệp, của phụ huynh và cộng đồng xã hội thì việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trƣờng lớp ở nhiều địa phƣơng đã đƣợc hoàn thiện đầy đủ hơn, hiện đại hơn phục vụ tốt nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên, để hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ đƣợc thực hiện có hiệu quả thì q trình triển khai các nội dung thực hiện cần phải đƣợc quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật.

Quản lý hoạt động kêu gọi tài trợ

Hoạt động kêu gọi tài trợ đƣợc thực hiện theo quy trình:

Thứ nhất: lên kế hoạch vận động quyên góp, tài trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc bằng cách xây dựng đề cƣơng xin tài trợ gửi tới các cá nhân, tổ chức nhằm giới thiệu về nhu cầu cần tài trợ, mục đích, ý nghĩa của việc tài trợ đối với các hoạt động phát triển giáo dục.

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và dự toán ngân sách đƣợc cơ quan nhà nƣớc giao, định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở; báo cáo sở giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với cơ sở giáo dục cấp trung học phổ thông và các cơ sở giá dục khác trực thuộc sở giáo dục và đào tạo, trƣớc khi tổ chức vận động tài trợ.

đại học, kế hoạch vận động tài trợ phải trình Hội đồng trƣờng hoặc Hội đồng quản trị phê duyệt trƣớc khi vận động tài trợ và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp.

Thứ 2: Phê duyệt kế hoạch vận động quyên góp, tài trợ:

Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; Hội đồng trƣờng; Hội đồng quản trị có trách nhiệm thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trƣờng hợp phát hiện kế hoạch vận động tài trợ khơng đúng quy trình, quy định và khơng cơng khai minh bạch thì phải yêu cầu cơ sở giáo dục dừng triển khai kế hoạch vận động tài trợ.

Thứ 3: Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tƣợng thụ hƣởng, dự tốn kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ.

Quản lý hoạt động tiếp nhận tài trợ

Các tổ chức, cá nhân tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ đúng theo quy trình, thực hiện có hiệu quả tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:

- Đơn vị đầu mối thực hiện các thủ tục tiếp nhận tài trợ thông qua biên bản thỏa thuận hoặc hợp đồng tài trợ, trong đó thống nhất các điều khoản, quy định rõ số tiền (hoặc hiện vật) tài trợ, thời gian tài trợ và đối tƣợng đƣợc nhận tài trợ cùng các điều khoản khác phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với mục đích đƣợc tài trợ.

- Kinh phí nhận và chi tài trợ đƣợc báo cáo đầy đủ và cụ thể tới các bên liên quan và cơ quan có thẩm quyền khi đƣợc yêu cầu hoặc nằm trong khuôn khổ báo cáo thƣờng niên thuộc các cấp quản lý của cá nhân, tổ chức đó.

 Chấn chỉnh mặt trái của vận động tài trợ trong giáo dục

Thực tiễn cho thấy, hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn tài trợ cho giáo dục thời gian qua bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót; nhiều khe hở để cho các đơn vị lợi dụng để lạm thu, sử dụng khơng đúng mục đích, chi sai tiền tài trợ, gây lãng phí, khơng hiệu quả. Nhiều trƣờng hợp đã lợi dụng danh nghĩa huy động tài trợ để thu các khoản kinh phí ngồi quy định, gây nên sự bức xúc trong dƣ luận và chính những điều đó đã làm mất đi tính tự nguyện cũng nhƣ bản chất tốt đẹp của các hoạt động tài trợ cho giáo dục.

16/2018/TT-BGDĐT thay thế Thông tƣ số 29/2018/TT-BGDĐT, quy định cụ thể nguyên tắc, nội dung, hình thức, quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ, quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan khắc phục những bất cập trong hoạt động tài trợ, đảm bảo đúng mục tiêu, ý nghĩa và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài trợ trong lĩnh vực giáo dục.

Thông tƣ số 16/2018/TT-BGDĐT đã nhấn mạnh những nguyên tắc cơ bản trong việc tài trợ, đó là: Phải đảm bảo ngun tắc tự nguyện, cơng khai, minh bạch, không ép buộc, khơng quy định mức tài trợ bình qn, khơng quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và khơng coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Thông tƣ đã quy định rõ những nội dung đƣợc vận động nhƣ: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục cơng trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.

Không tiếp nhận tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phƣơng tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trƣờng; khen thƣởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ cơng tác quản lý của cơ sở giáo dục.

Thông tƣ 16 đã giải quyết những trăn trở này một cách thấu đáo, hợp lý và hợp tình. Trong đó, từng khâu của q trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ đều đƣợc cơng khai minh bạch, có sự giám sát của các cá nhân, tổ chức ngoài nhà trƣờng.

Việc triển khai các hoạt động vận động tài trợ cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể về đối tƣợng vận động, nội dung, hình thức tài trợ, mục đích sử dụng, dự tốn tài chính... và đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt trƣớc ít nhất 15 ngày. Việc quản lý các khoản tài trợ tập trung tại cơ sở đào tạo để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm. Tại thời điểm này, để tháo gỡ nhiều bế tắc trong giáo dục, cũng nhƣ để hội nhập thành cơng, cần phải đón nhận và vun đắp cho thị trƣờng giáo dục, và xem nó nhƣ một thị trƣờng đặc thù, một hiện thực khách quan, theo quy luật của kinh tế thị trƣờng. Cùng với đó là nâng cao vai trị của quản lý nhà nƣớc, để thị trƣờng này phát triển, vừa đảm bảo quy luật cung-cầu, vừa đảm đƣơng đƣợc sứ mệnh mà đất nƣớc đặt hàng cho nó.

1.4.3 Quản lý phương pháp hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ

Ở Việt Nam, huy động hiệu quả các nguồn lực tài chính cho giáo dục địa học cơng lập đƣợc triển khai từ khá sớm và bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Trong bối cảnh mới, yêu cầu cần huy động nguồn tài chính cho giáo dục đạ học công lập là rất lớn. Trong khi đó, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nƣớc cịn hạn hẹp thì việc tăng cƣờng huy động và huy động hiệu quả các nguồn tài trợ cho giáo dục, hƣớng tới phát triển nhanh, toàn diện và bền vững trở thành một yêu cầu cấp thiết.

Để việc huy động tài trợ có hiệu quả cần phải có mối liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị, phòng ban quản lý giáo dục với nhau trong cùng một tổ chức. Nắm bắt rõ nhu cầu, hạng mục, đối tƣợng cần đƣợc tài trợ, xây dựng các khoản mục kinh phí cần thực hiện, cần có kinh phí hỗ trợ ngồi nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp, có các nguồn lực này sẽ khiến cơ sở giáo dục đó có nhiều học sinh, sinh viên đƣợc hƣởng lợi hơn, có nhiều hạng mục đƣợc đầu tƣ hơn, cơ sở giáo dục đó phát triển hơn so với việc chỉ đơn thuần sử dụng kinh phí nhà nƣớc cấp hàng năm.

Lên kế hoạch vận động tài trợ, nắm bắt rõ nhu cầu sẽ cần phải tìm hiểu các đối tƣợng là tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hay chính cha mẹ học sinh, sinh viên…sẽ là đối tƣợng tài trợ cho hạng mục nào để tiếp cận và xây dựng bản chào tài trợ một cách thuyết phục, hợp lý và khả thi nhất đƣa đến các đối tƣợng tài trợ.

Công khai kế hoạch vận động tài trợ để tranh thủ thêm sự tham gia, đóng góp ý kiến của cán bộ, giảng viên, nhân viên và cha mẹ học sinh. Hoàn chỉnh kế hoạch vận động tài trợ và xin các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải đƣợc công bố, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục đƣợc nhận tài trợ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành. Việc quản lý, sử dụng các khoản tài trợ phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và khơng để thất thốt, lãng phí.

Phối hợp với các nhà tài trợ thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình, thủ tục…trong q trình thực hiện phù hợp với mơi trƣờng giáo dục và đúng quy định hiện hành.

Với những quy định này, nhà tài trợ hồn tồn có thể n tâm về mục đích sử dụng các nguồn tài trợ, từ đó sẽ động viên các tổ chức, cá nhân đặc biệt là các doanh

nghiệp tích cực ủng hộ tài trợ cho các hoạt động giáo dục. Đồng thời cũng nhấn mạnh, tùy thuộc vào từng hoạt động cụ thể, các cơ sở giáo dục cần có sự ghi nhận, tơn vinh các nhà tài trợ một cách thỏa đáng để góp phần tạo hiệu ứng trong xã hội.

Để việc huy động đƣợc nguồn lực tài chính tài trợ cho giáo dục cần phái có một tổ chức chính thống đƣợc pháp luật cơng nhận để có thể đứng lên kêu gọi, gây Quỹ để kêu gọi sự đóng góp từ cộng đồng, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…thì kinh phí huy động mới đƣợc sử dụng một cách hiệu quả và đúng với quy định của pháp luật.

1.4.4 Quản lý hình thức hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ

Tiếp nhận tài trợ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích, tơn chỉ của nhà tài trợ dƣới hình thức:

- Thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ. Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm các thành phần chính sau: thủ trƣởng cơ sở giáo dục; kế toán trƣởng; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; đại diện của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục (nếu có);

Thủ trƣởng cơ sở giáo dục là Tổ trƣởng Tổ tiếp nhận tài trợ;

Tổ tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm phổ biến, thông tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của hoạt động tài trợ; cung cấp thông tin về thời gian, địa chỉ, tên và số tài khoản tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục; nghiệm thu và bàn giao đƣa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất;

Tổ tiếp nhận tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. - Hƣớng dẫn Cơ sở giáo dục tổ chức tiếp nhận khoản tài trợ: a) Đối với các khoản tài trợ bằng tiền:

- Cơ sở giáo dục phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng số tiền đƣợc tài trợ; mở thêm một tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc để tiếp nhận đối với khoản tài trợ đƣợc chuyển khoản;

- Trƣờng hợp tài trợ bằng kim cƣơng, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác, cơ sở giáo dục phối hợp với Tổ tiếp nhận tài trợ tổ chức bán cho Ngân hàng Thƣơng mại hoặc tổ chức bán đấu giá và nộp số tiền thu đƣợc vào tài khoản

của cơ sở giáo dục.

b) Đối với khoản tài trợ bằng hiện vật:

- Cơ sở giáo dục phối hợp với Tổ tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi để bảo quản hiện vật tài trợ đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng;

- Trƣờng hợp tài trợ bằng cơng trình xây dựng cơ bản theo hình thức “chìa khóa trao tay”: Nhà tài trợ hồn thành hồ sơ, tài liệu và chứng từ liên quan đến xây dựng cơng trình chuyển cho cơ sở giáo dục và cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện hạch tốn theo giá trị cơng trình tài trợ đã nhận bàn giao. Khuyến khích việc lập quyết tốn vốn theo quy định tại Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn nhà nƣớc;

- Trƣờng hợp tài trợ bằng thiết bị, máy móc: Nhà tài trợ cung cấp tài liệu, hồ sơ kỹ thuật cho cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Đối với khoản tài trợ phi vật chất: Cơ sở giáo dục tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hiện hành.

Trƣờng hợp tài trợ bằng quyền sử dụng đất: Nhà tài trợ cung cấp các hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất và làm các thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất cho cơ sở giáo dục tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Quản lý và sử dụng tài trợ:

Cơ sở giáo dục lập kế hoạch sử dụng tài trợ, trong đó xác định rõ mục đích, đối tƣợng thụ hƣởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lƣợng hoạt động, chất lƣợng sản phẩm, cơng trình kèm dự tốn kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải đƣợc công bố và niêm yết công khai trƣớc khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, ngƣời giám hộ (nếu có) và nhà tài trợ.

Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lƣợng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định,

tuân thủ các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục đầu tƣ xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết tốn cơng việc hoàn thành và niêm yết công khai để ngƣời học và xã hội giám sát, đánh giá.

Các sản phẩm, cơng trình hình thành từ các khoản tài trợ phải đƣợc sử dụng đúng mục đích và đƣợc bố trí kinh phí duy tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên để phát huy hiệu quả sử dụng, khơng để thất thốt, lãng phí. Giá trị của khoản tài trợ phải đƣợc theo dõi và ghi chép trong sổ kế toán của cơ sở giáo dục theo quy định

1.4.5 Giám sát hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ

Quỹ tổ chức cơng tác kế tốn, kiểm tốn, thống kê theo quy định của pháp luật: - Chấp hành các quy định về chứng từ kế toán; hạch toán kế tốn tồn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến Quỹ;

- Mở sổ kế toán ghi chép, hệ thống và lƣu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài trợ tại quỹ phát triển đại học quốc gia hà nội theo hướng xã hội hóa giáo dục (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)