2.6. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên của
2.6.1. Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng
Lập kế hoạch là một chức năng trong quản lý. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV là quá trình xác định mục tiêu, mục đích, nhu cầu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng và thứ tự ưu tiên của nội dung bồi dưỡng, phương thức bồi dưỡng, các nguồn lực để thực hiện bồi dưỡng.
Căn cứ vào chiến lược phát triển ngành giáo dục của Đảng, Nhà nước, kế hoạch phát triển tổng thể của Nhà trường, xu thế phát triển của xã hội, Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV theo giai đoạn (thường là 10 năm), kế hoạch này được thể hiện trong Chiến lược phát triển Nhà trường (hiện nay, Nhà
trường đang triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Trường Đại học Nha Trang
đến năm 2020 tầm nhìn 2030).
Đầu mỗi nhiệm kỳ của Hiệu trưởng, căn cứ vào yêu cầu của công việc cũng như đề xuất của GV và đơn vị trực tiếp quản lý đội ngũ GV, Nhà trường xây dựng quy hoạch chuyên môn của đội ngũ GV để xác định nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ GV trong thời gian 5 năm tới.
Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên (Bộ GD&ĐT), Chiến lược phát triển Nhà trường, quy hoạch chuyên môn và căn cứ nhu cầu bồi dưỡng thực tế, Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng năm, kế hoạch gồm có các nội dung: Mục đích, yêu cầu; đối tượng; nội dung (các lớp bồi dưỡng mở tại Trường, các lớp do các cơ sở khác tổ chức, kế hoạch tự bồi dưỡng); hình thức; chỉ tiêu; kinh phí; giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện.
Để có kết quả đánh giá về cơng tác lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV của Nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát ở 141 GV và 73 CBQL các cấp, kết quả như sau ( ảng 2.19 và Bảng 2.20):
Bảng 2.19. Kết quả đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GV tại Trƣờng ĐHNT (n=214)
TT Nội dung Yếu TB Khá Tốt Rất
tốt ĐTB
Thứ bậc
1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
giảng viên ở từng năm học 9 31 102 65 7 3,14 3
2.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dựa vào kết quả khảo sát nhu cầu
24 63 82 43 2 2,70 7
3.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giảng viên theo kế hoạch chỉ đạo từ cấp trên
1 33 110 61 9 3,21 1
4. Kế hoạch bồi dưỡng giảng viên bao
quát các nội dung cần bồi dưỡng 2 50 115 44 3 2,98 4 5. Các kế hoạch đã xây dựng đều có
TT Nội dung Yếu TB Khá Tốt Rất
tốt ĐTB
Thứ bậc
6.
Kế hoạch bồi dưỡng giảng viên bám sát chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên của Trường
4 37 100 64 9 3,17 2
7. Kế hoạch bồi dưỡng được đưa ra
góp ý trước khi ban hành 12 56 80 57 9 2,98 5
Trung bình chung 3,02
Bảng 2.20. Kết quả đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GV tại Trƣờng ĐHNT của CBQL và GV TT Nội dung CBQL (n=73) GV (n=141) ĐT Thứ bậc ĐT Thứ bậc 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giảng viên ở từng
năm học 2,89 3 3,27 1
2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
dựa vào kết quả khảo sát nhu cầu 2,42 7 2,84 7
3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giảng viên theo kế
hoạch chỉ đạo từ cấp trên 3,10 1 3,26 2
4. Kế hoạch bồi dưỡng giảng viên bao quát các nội
dung cần bồi dưỡng 2,82 5 3,06 4
5. Các kế hoạch đã xây dựng đều có tính khả thi 2,79 6 3,00 6
6. Kế hoạch bồi dưỡng giảng viên bám sát chiến lược
phát triển đội ngũ giảng viên của Trường 3,04 2 3,24 3 7. Kế hoạch bồi dưỡng được đưa ra góp ý trước khi
ban hành 2,86 4 3,04 5
Trung bình chung 2,85 3,10
Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV có kết quả khá, điểm trung bình chung TBC: 3,02, trong đó, đánh giá của đội ngũ C QL và của
đội ngũ GV có sự tương đồng, đều ở mức đánh giá khá. Kết quả đánh giá phản ánh trung thực công tác lập kế hoạch của Nhà trường mới chỉ đáp ứng ở mức tối thiểu.
Tại Bảng 2.19, trong 7 tiêu chí được đánh giá thì tiêu chí Xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng giảng viên theo kế hoạch chỉ đạo từ cấp trên được đánh giá cao nhất và
có kết quả đánh giá với điểm khá (ĐTB: 3,21), nằm ở cận trên của thang đo khá; điều đó phản ánh tính chấp hành, thực thi các quy định, văn bản hướng dẫn từ cấp trên của Nhà trường rất nghiêm túc. Tuy nhiên, tiêu chí Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dựa vào kết quả khảo sát nhu cầu được đánh giá thấp
nhất với kết quả đánh giá điểm khá (ĐTB: 2,70). Khảo sát nhu cầu là bước tiền đề quan trong trước khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV nhằm làm tăng tính chủ động của Nhà trường trong công tác bồi dưỡng. Trên thực tế công tác khảo sát nhu cầu trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng chưa được Nhà trường thực sự quan tâm, chưa có một đội ngũ đủ năng lực, kinh nghiệm để có thể đánh giá tình hình thực tiễn, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, thống kê các kết quả cụ thể trong công tác đào tạo và NCKH để từ đó dự báo nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ GV. Và tất nhiên khi xây dựng kế hoạch mà không chú trọng đến công tác khảo sát nhu cầu thực tế thì kế hoạch đấy sẽ ít khả thi khi triển khai thực hiện, vì thế kết quả đánh giá về tính khả thi của các kế hoạch chỉ ở mức khá (ĐT : 2,93, riêng C QL đánh giá ĐT : 2,79).
Tại bảng 2.20, với góc nhìn đánh giá của các nhà quản lý, rõ ràng họ cũng đã nhận diện được các hạn chế trong công tác khảo sát nhu cầu, trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng và tính khả thi của các kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV Nhà trường.