Biện pháp 6: Tạo lập các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 118 - 120)

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng cũng như quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV Nhà trường phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ C QL các cấp và đội ngũ viên chức trực tiếp làm cơng tác bồi dưỡng. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và viên chức trực tiếp làm công tác bồi dưỡng cũng rất cần thiết nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ C QL, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức làm công tác bồi dưỡng. Thực tế cho thấy đây là nhiệm vụ quan trọng, vì chủ trương có tốt đến đâu, định hướng có rõ ràng đến mấy nhưng nếu đội ngũ C QL và viên chức làm công tác bồi dưỡng hạn chế về năng lực quản lý, tham mưu, triển khai thực hiện thì chủ trương, định hướng cũng khó đi vào cuộc sống.

Tạo lập các điều kiện cho việc triển khai bồi dưỡng như học liệu, chuẩn bị đội ngũ báo cáo viên...và chú ý bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ C QL và viên chức trực tiếp làm công tác bồi dưỡng những kiến thức về khoa học QLGD, quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV nói riêng nhằm đưa cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV của Nhà trường đảm bảo tính khoa học, tính chuyên nghiệp hơn. Hình thành nên đội ngũ C VC làm việc khoa học, chuyên nghiệp, có kế hoạch.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- ám sát nội dung và đặc điểm của các lớp bồi dưỡng để chuẩn bị các điều kiện thiết yếu cho hoạt động bồi dưỡng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ và tầm ảnh hưởng của đội ngũ C QL, đội ngũ cán bộ đầu đàn, đội ngũ viên chức tham mưu tới các hoạt động của Nhà trường, trong đó có hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV. Chuẩn bị tư liệu học tập và yêu cầu báo cáo viện chuẩn bị đề cương báo cáo cũng như giải đáp các thắc mắc của các đối tượng được bồi dưỡng.

- Nhà trường căn cứ vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn của ngạch viên chức để xây dựng

kế hoạch bồi dưỡng riêng cho đội ngũ C QL, quy hoạch chức danh quản lý, cho đội ngũ viên chức tham mưu, triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ GV:

+ Quy hoạch chức danh giáo sư, phó giáo sư; triển khai các biện pháp hỗ trợ để GV đạt được chức danh theo quy hoạch.

+ Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ C QL, đội ngũ được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý.

+ Kế hoạch bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ viên chức trực tiếp tham gia vào quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV.

- Tổ chức lớp bồi dưỡng tại Trường (mời các chuyên gia QLGD về Trường tập huấn) hoặc cử đi bồi dưỡng ở các cơ sở QLGD có uy tín trong và ngồi nước.

- Triển khai nhiều hình thức hợp tác trong bồi dưỡng đội ngũ nhằm mục tiêu lựa chọn được hình thức phù hợp đối với từng loại trình độ đối tượng, chương trình bồi dưỡng…

- Yêu cầu bộ phận tư liệu của Nhà trường hỗ trợ tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của lớp bồi dưỡng.

- Yêu cầu bộ phận quản trị hành chính chuẩn bị chu đáo các CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của lớp bồi dưỡng trong sự phối hợp với các bộ phận chuyên trách công tác bồi dưỡng của Trường.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo Nhà trường cùng thống nhất động viên khuyến khích, ủng hộ về chủ trương, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về tài chính. Tạo lập cơ chế phối hợp các bộ phận liên quan đến hoạt động bồi dưỡng để tổ chức tốt nhất các lớp bồi dưỡng.

Đội ngũ CBQL và viên chức trực tiếp làm công tác bồi dưỡng phải tự xây dựng cho bản thân kế hoạch bồi dưỡng trong đó nêu rõ mục đích, nội dung chương trình bồi dưỡng, kinh phí, địa điểm, thời gian dự kiến bồi dưỡng. Đồng thời, phải luôn nâng cao ý thức tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, luôn tự đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm và ủng hộ chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước, của Ngành và của Nhà trường.

bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng theo nhu cầu đăng ký phù hợp định hướng phát triển của đơn vị và bồi dưỡng theo chủ trương quy hoạch của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 118 - 120)