Biện pháp 2: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy chuẩn về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 107 - 110)

đạo, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả.

- Đội ngũ GV tham gia hoạt động nâng cao nhận thức với tinh thần tự giác, thái độ nghiêm túc, trách nhiệm và chuyên nghiệp nhằm đạt đến ngưỡng xem hoạt động tự bồi dưỡng là một nhu cầu của bản thân trong mơi trường giáo dục.

- Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục nâng cao nhận thức. Tuy nhiên cần phải xác định được đặc điểm đối tượng tham gia đó là những người có trình độ cao, có kiến thức và năng lực NCKH, có tư duy hiện đại, có am hiểu về lý luận và thực tiễn để xây dựng nội dung, giải pháp hợp lý mang tính phổ biến và pháp lý.

- Hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cần phải đi cùng với các chế tài, quy định vừa mang tính khuyến khích, động viên nhưng cũng phải vừa thể hiện tính áp đặt, mệnh lệnh của Nhà trường; cần xây dựng cơ chế ràng buộc về trách nhiệm, quyền lợi, khen thưởng, thi đua đối với đội ngũ GV.

- Kế hoạch mở lớp phải được xác định dựa vào phân tích nhu cầu đối tượng bồi dưỡng và nhu cầu phát triển của Nhà trường; khi đã xây dựng được kế hoạch đúng cần có các biện pháp triển khai kế hoạch có hiệu quả và đánh giá kết quả đạt được để điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng ngày càng có hiệu quả hơn.

3.2.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy chuẩn về hoạt động bồi dưỡng động bồi dưỡng

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn về đào tạo, bồi dưỡng là cơng việc tất yếu để thơng qua đó tạo cơ chế và mơi trường thuận lợi để thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho viên chức nói chung và viên chức giảng dạy nói riêng tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng thông qua các chương trình của Nhà trường cũng như của các đơn vị, cơ quan chủ quản tổ chức;

Hình thành hệ thống văn bản hỗ trợ và tăng cường tính pháp lý trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường; chú trọng phân cấp, phân quyền nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ viên chức quản lý cấp đơn vị, bộ

môn trong hàng loạt các đầu công việc, từ triển khai đánh giá, sử dụng đội ngũ viên chức đến xác định nhu cầu, lập danh sách quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ cũng như tham vấn cho đôi ngũ GV trong việc lựa chọn thời gian, địa điểm, cơ sở bồi dưỡng với mục đích thơng qua hoạt động bồi dưỡng, đảm bảo hiệu quả làm việc, tăng cường năng lực nhằm đáp ứng theo vị trí việc làm.

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi với hệ thống văn bản đầy đủ, đồng bộ để nâng tầm hoạt động bồi dưỡng. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng với nhiều đổi mới cơ bản theo hướng vừa mang tính tập trung thống nhất, vừa mang tính phân cấp, phân tầng tạo sự chủ động cho các đơn vị trong quy hoạch và đề xuất định kỳ phương hướng bồi dưỡng.

Hồn thiện được cơ chế tài chính về chế độ phụ cấp, hỗ trợ cho đội ngũ viên chức tham gia hoạt động bồi dưỡng cũng như quản lý hoạt động bồi dưỡng.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Rà soát lại hệ thống văn bản hiện hành trong Nhà trường là một bước quan trọng. Đó là cơng tác xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản của Nhà trường với văn bản dùng làm căn cứ pháp lý để rà sốt. Thơng qua đó xác định các nội dung khơng cịn phù hợp với quy định pháp luật, các nội dung nảy sinh mâu thuẫn, chồng chéo để liệt kê, phân nhóm. Việc rà sốt xác định các lỗi nhằm bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện văn bản, trường hợp đặc biệt phải ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và phù hợp với tình hình chung của Nhà trường.

Thành lập an dự thảo nhằm phân tích, đối chiếu và vận dụng các điều khoản để bổ sung vào văn bản dự thảo. an dự thảo phải có tiêu chí hoạt động dựa trên chức năng nhiệm vụ được quy định. Việc cần quan tâm là thành viên của an phải là những người có kinh nghiệm trong soạn thảo văn bản, kinh nghiệm trong hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng; thành viên được rải đều trong các đơn vị, ngành nghề đặc trưng của Nhà trường.

an dự thảo có trách nhiệm chính:

- Xây dựng đề cương của văn bản (nếu soạn mới) hoặc xây dựng các nội dung, tiêu chí bổ sung dựa trên các nội dung đã được rà soát, đánh giá và kết luận cần phải thay thế hoặc điều chỉnh bổ sung.

- Thông qua lãnh đạo Nhà trường thống nhất đề cương biên soạn.

- iên soạn hệ thống văn bản thông qua Đề cương đã được thống nhất thông qua. - Triển khai tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của đội ngũ viên chức, hoặc có thể đóng góp ý kiến xây dựng văn bản qua email. Tuy nhiên theo kinh nghiệm việc đóng góp, đối thoại tuy tổ chức triệu tập sẽ khó khăn hơn nhưng sẽ có nhiều ưu điểm đó là nội dung được phản biện rõ ràng tại hội nghị, nội dung được thống nhất ngay sau hội nghị, đáp ứng tính cấp thiết của việc ban hành hệ thống văn bản.

Nhà trường rà sốt, kiểm tra lần cuối, hồn chỉnh hệ thống văn bản, thông qua các cấp lãnh đạo kiểm tra, phê duyệt trước khi ban hành.

Hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn về đào tạo, bồi dưỡng theo hướng bám sát sự phát triển của Nhà trường trên cơ sở chỉ đạo của các cấp quản lý tương ứng với giai đoạn phát triển GD nói chung, GDĐH nói riêng.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Với mục đích hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định, quy chuẩn phục vụ hiệu quả hoạt động bồi dưỡng ln cần phải có các điều kiện:

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thống nhất, thông suốt về chủ trương đường lối. Trong quá trình triển khai phải giám sát chặt chẽ và có những quyết định đúng đắn kịp thời nhằm đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Đây là điều kiện quan trọng về mặt đường lối nhằm đảm bảo cho hệ thống văn bản theo đúng quy định của nhà nước và đáp ứng điều kiện thực tiễn của Nhà trường. Như vậy hoạt động bồi dưỡng mới đảm bảo tính hiệu quả.

- Thành lập được đội ngũ biên soạn hệ thống văn bản có trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực và có kinh nghiệm trong hoạt động bồi dưỡng cả trong nghiệp vụ hoạt động bồi dưỡng cũng như quản lý hoạt động này.

- Quá trình triển khai xây dựng hệ thống văn bản phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, dân chủ và quan trọng nhất là tập hợp được ý chí của tất cả mọi người trong Nhà trường. Tuy nhiên trong triển khai vẫn cần sự đánh giá phân tích, chắt lọc để đưa ra các nội dung, điều kiện, tiêu chuẩn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý đúng quy định của Nhà nước.

- Các văn bàn sau khi hoàn thiện cần phổ biến rộng rãi cho các đối tượng liên quan công tác bồi dưỡng đội ngũ GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 107 - 110)