Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đội ngũ giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 110 - 112)

dự báo nhu cầu bồi dưỡng của giảng viên trong quá trình phát triển Nhà trường

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Quy hoạch đội ngũ GV trong hoạt động bồi dưỡng để nhằm đạt đến đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, tăng cường tính đồng bộ về cơ cấu chức danh, xây dựng được đội ngũ GV chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực đào tạo, NCKH của Nhà trường trong tương lai 5 năm, 1 năm.

- Cơng tác quy hoạch nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát triển đội ngũ GV có kinh nghiệm, năng lực công tác, đáp ứng nâng cao chất lượng trong hoạt động đào tạo, KHCN và CGCN.

- Một trong những mục đích, yêu cầu của việc quy hoạch chuyên môn là phải phù hợp với định hướng và lộ trình phát triển của Nhà trường, đơn vị. Quy hoạch phải trả lời được các câu hỏi sau: GV nào sẽ phải đi học, học ngành gì, khi nào học, học trong bao lâu, học xong về làm gì, chính sách hỗ trợ như thế nào?

- Đảm bảo sự cân bằng, hài hòa và hợp lý về cơ cấu học hàm, học vị giữa các khoa, viện, bộ môn, các chuyên ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu trước mắt trong công tác kiểm định chất lượng, duy trì ngành đào tạo và cân đối chỉ tiêu tuyển sinh của Nhà trường cũng như về lâu dài đáp ứng cho các hoạt động đối ngoại, hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước tạo sự phát triển bền vững của Nhà trường.

- Tạo điều kiện cho Nhà trường nâng cao hiệu quả quản lý trong sử dụng ngân sách tài chính và sử dụng nguồn nhân lực; đảm bảo ổn định đội ngũ giảng dạy và hoạt động chuyên môn của đơn vị, trong khi vẫn tạo được nguồn lực đáp ứng định hướng tương lai. Từng bước xây dựng được đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về năng lực chuyên môn, đồng bộ và cân đối về giới tính, độ tuổi, hạng chức danh nghề nghiệp.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Quy hoạch là cụ thể hóa chiến lược, là một bước triển khai biến chiến lược thành thực tế ở các khía cạnh thời gian, khơng gian và tổ chức. Vì vậy, căn cứ định hướng chiến lược phát triển của Nhà nước, Bộ, ngành và Chiến lược của Nhà trường với định hướng phát triển các ngành mũi nhọn, dự báo về số lượng sinh viên

đăng ký ngành học trong giai đoạn hiện tại và tương lai,... Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học và đào tạo triển khai xây dựng phương hướng, quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ, phát triển ngành nghề. Thơng qua đó phân bổ chỉ tiêu kế hoạch, chương trình bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng đối với từng đơn vị cụ thể.

Các đơn vị khoa, viện đào tạo triển khai công tác khảo sát nhu cầu, đánh giá, phân loại nhu cầu, đề xuất đội ngũ được quy hoạch bồi dưỡng sao cho đối với đội ngũ bồi dưỡng nâng cao trình độ thì phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng năng lực chuyên môn, đúng sở trường và đối với đội ngũ bồi dưỡng nhằm củng cố kiến thức, đáp ứng chuẩn thì phải đảm bảo tính cơng bằng, đúng đối tượng, đủ số lượng mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của đơn vị.

Việc quy hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV với mục tiêu nâng cao năng lực giảng dạy của GVĐH, bao gồm: Năng lực xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học; Năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chun mơn của mình; Năng lực truyền đạt kiến thức; Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định; Năng lực quản lý xung đột và đàm phán; Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy; Năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân. Căn cứ vào các năng lực này công tác quy hoạch cũng cần phải phân định và tổ chức đảm bảo tính chung nhất của tổ chức, các chuyên đề, các kỹ năng mang tính phổ biến; và tính riêng của đặc thù mỗi đơn vị có chuyên ngành, đặc thù nghề nghiệp khác nhau. Như vậy mới nâng cao chất lượng bồi dưỡng và giảm chi phí của hoạt động bồi dưỡng.

Khi xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV nên tham khảo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong GD và thực hiện theo quy trình phát triển nguồn nhân lực. Quy hoạch chỉ có thể phát huy tác dụng khi nó được hiện thực hóa và điều chỉnh kịp thời theo sự phát triển của Nhà trường và dự báo được nhu cầu GV trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường phải hoàn thiện kế hoạch chiến lược phát triển đến năm 2 2 tầm nhìn 2 3 đây là cơ sở mang tính chiến lược cơ bản, Đề án vị trí việc làm đây là cơ sở để đón đầu cơ chế quản lý mới của trường đài học trong tương lai gần khi các vị trí tuyển dụng theo khung năng lực của vị trí việc làm, chế độ lương và phụ cấp

được đánh giá và trả theo vị trí việc làm (khơng cịn trả lương theo chức nghiệp); Hội đồng khoa học và đào tạo định kỳ rà sốt, bổ sung và hồn thiện chương trình đào tạo của các ngành học, bậc học…

Quá trình quy hoạch đội ngũ GV trong hoạt động bồi dưỡng cần phải đảm bảo tính hợp lý, cân đối giữa các đơn vị, bộ môn, quan tâm đến phân lớp đội ngũ GV, GV đầu ngành, GV mới đươc tuyển dụng, GV kiêm nhiệm…

Kiểm tra giám sát việc triển khai, thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ GV và xác định hoạt động rà sốt, điểu chỉnh quy hoạch định kỳ là bình thường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đội ngũ GV trong hoạt động bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 110 - 112)