Biện pháp 5: Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 115 - 118)

dưỡng bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các lớp bồi dưỡng

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc tăng cường công tác kiểm tra đánh giá nhằm mục đích đánh giá một cách khách quan, chính xác và toàn diện các hoạt động từ khâu lập kế hoạch đến khâu triển khai thực hiện và đánh giá kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV; công tác đánh giá sẽ trực tiếp xem xét, góp ý, kết luận và định hướng giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng; công tác kiểm tra đánh giá trở thành một công cụ hỗ trợ tham mưu tư vấn cho công tác chỉ đạo và công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng.

Biện pháp này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp Nhà trường quản lý một cách chính xác tiến độ, dự báo những khó khăn, thuận lợi và kết quả sẽ đạt được của hoạt động bồi dưỡng trong tương lai; giúp Nhà trường kịp thời can thiệp, điều chỉnh hoạt động quản lý một cách có hiệu quả.

Biện pháp góp phần khắc phục các hạn chế, tồn tại nhất định của thực trạng cơng tác kiểm tra, đánh giá. Do đó, việc tăng cường cơng tác này là hoạt động cần

thiết và góp phần nâng cao năng lực nhận thức, năng lực giảng dạy, truyền thụ tri thức, năng lực NCKH của đội ngũ GV.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng bộ khung tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ GV một cách khách quan, khoa học, trong đó gồm các nhóm đối tượng được tham gia đánh giá: nhà quản lý, GV và SV. Tiêu chí đánh giá phải đo được thực chất trình độ chun mơn, kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng nghề nghiệp của GV, đồng thời bám sát tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định trong Thông tư số 36/2014/TTLT- GDĐT-BNV của liên bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDĐH công lập.

Quán triệt đến C VC để thay đổi quan niệm về công tác kiểm tra, đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá cần được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau vừa tìm kiếm những sai sót, đánh giá những hạn chế nhưng đồng thời cũng tham mưu, tư vấn, hỗ trợ đưa ra các giải pháp kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt phải nâng tầm của công tác này trong hoạt động bồi dưỡng, nêu cao chức năng tham mưu, tư vấn.

Thay đổi từng bước nội hàm bản chất của công tác kiểm tra, đánh giá; chuyển từ tính chất hành chính như hiện nay sang kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Lượng hóa các kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng một cách tường minh, rõ ràng, khách quan thơng qua việc cho điểm từng tiêu chí, nội dung cụ thể và kết luận đánh giá và tham mưu tư vấn hỗ trợ. Cơng tác kiểm tra, đánh giá có thể xem như một cơng cụ quản lý của Nhà trường.

Đổi mới nhận thức, nâng cao năng lực, tư duy, phương pháp làm việc cho đội ngũ CBQL, viên chức làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá. Đây là nội dung cốt yếu của biện pháp này. Nội dung này có tính chất quyết định tới việc triển khai thực hiện biện pháp.

Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra đánh giá, bộ tiêu chí được xem như công cụ của hoạt động kiểm tra, đánh giá. Các tiêu chí phải được định tính và định lượng phù hợp với kế hoạch phát triển ngành nghề của mỗi đơn vị, phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, năng lực, kỹ năng cho đội ngũ GV.

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ viên chức làm cơng các kiểm tra, đánh giá để có thể sử dụng thuần thục bộ tiêu chí, cơng cụ mới trong thực tiễn và giúp cho công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo tính thống nhất và chính xác, hiệu quả.

Thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các lớp bồi dưỡng trước hết phải cụ thể hóa mục tiêu, nội dung của lớp bồi dưỡng thành các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện và xác định mức độ đạt được kết quả mong đợi đặt ra cho lớp bồi dưỡng mà Trường tổ chức ở tất cả các khâu của tiến trình tổ chức thực hiện lớp bồi dưỡng. Kết quả đánh giá làm căn cứ cho việc điều chỉnh kế hoạch mởi các lớp tiếp theo.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đảm bảo tính thống nhất trong chủ trương giữa Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Cơng đồn trong việc quán triệt nhận thức đúng đắn, chính xác của việc tăng cường cơng tác kiểm tra đánh giá đối với hoạt động bồi dưỡng của Nhà trường.

Các đơn vị chức năng, đội ngũ CBQL và các viên chức tham gia công tác kiểm tra đánh giá phải quán triệt chủ trương, làm việc với tinh thần trách nhiệm, thái độ, tính chun nghiệp. Cơng tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng cũng là một trong những thành tố góp phần vào chủ trương đổi mới căn bản và tồn diện cơng tác kiểm tra, đánh giá chung của Bộ ngành đề ra, đây là bước tiền đề quan trọng, quá trình thực hiện sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm để góp phần vào thành cơng chung của Nhà trường.

Việc quán triệt chủ trương chính sách để đảm bảo có sự ủng hộ của đội ngũ GV là một trong các nhân tố giúp công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới được thành công. Đội ngũ nhận thức đúng, tiếp nhận cách làm mới và tích cực phối hợp, tác nghiệp sẽ làm cho công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đảm bảo tính khách quan và được lượng hóa, giảm dần tình trạng định tính, dĩ hịa vi q và qua loa như thực trạng hiện nay.

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các lớp bồi dưỡng gắn với xây dựng bộ tiêu chuẩn mở lớp bồi dưỡng, vì vậy Nhà trường nên tổ chức xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá hay ít ra là

các yêu cầu cụ thể trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng để đánh giá bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các lớp bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 115 - 118)