Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 121)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV của Trường ĐHNT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mà luận văn đã đề xuất.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Sáu biện pháp quản lý hoạt động dưỡng đội ngũ GV của Trường ĐHNT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục:

- Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV và C QL các cấp về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng đội ngũ GV để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy chuẩn về hoạt động bồi dưỡng. - Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đội ngũ GV, dự báo nhu cầu bồi dưỡng của GV trong quá trình phát triển Nhà trường.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng gắn với điều tra nhu cầu của các đối tượng được bồi dưỡng và yêu cầu đổi mới đào tạo của Nhà trường

- Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các lớp bồi dưỡng.

- Tạo lập các điều kiện cho công tác bồi dưỡng đội ngũ GV.

3.4.3. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm

Thiết lập nội dung thăm dị ý kiến thơng qua bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Lựa chọn đối tượng thăm dị theo 2 nhóm:

+ Giảng viên: 15 người, đại diện cho 15 đơn vị khoa, viện tổ chức đào tạo trong Nhà trường.

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 2 người, gồm Ban Giám hiệu, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính và các trưởng khoa, viện.

3.4.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Chúng tơi sử dụng phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc của thang đo Likert để xử lý, phân tích dữ liệu.

Ý nghĩa của các mức trong thang đo Likert 3 lựa chọn trong bảng khảo sát như sau:

+ Điểm trung bình từ 1,00 - 1,67: tương ứng với mức Không cấp thiết/Không khả thi

+ Điểm trung bình từ 1,68 - 2,33: tương ứng với mức Cấp thiết/Khả thi + Điểm trung bình từ 2,34 - 3, : tương ứng với mức Rất cấp thiết/Rất khả thi Dựa vào điểm trung bình của các yếu tố để xếp thứ bậc và từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về mức độ cấp thiết và tính khả thi cho từng yếu tố.

3.4.5. Kết quả thu được

Kết quả đánh mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ GV của Trƣờng ĐHNT đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục (n=35)

TT Nội dung biện pháp

Mức độ cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Kh. cấp thiết ĐTB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Kh. khả thi ĐTB Thứ bậc 3 2 1 3 2 1 1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV và CBQL các cấp về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng đội ngũ GV để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

15 18 2 2,37 5 23 10 2 2,60 3

2.

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy chuẩn về hoạt động bồi dưỡng

30 5 0 2,86 1 27 7 1 2,74 1

3.

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đội ngũ GV, dự báo nhu cầu BD của GV trong quá trình phát triển Nhà trường

TT Nội dung biện pháp Mức độ cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Kh. cấp thiết ĐTB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Kh. khả thi ĐTB Thứ bậc 3 2 1 3 2 1 4.

Lập kế hoạch bồi dưỡng gắn với điều tra nhu cầu của các đối tượng được bồi dưỡng và yêu cầu đổi mới đào tạo của Nhà trường

30 4 1 2,83 2 25 9 1 2,69 2

5.

Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BD bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các lớp BD

27 5 3 2,69 3 17 15 3 2,40 6

6. Tạo lập các điều kiện cho công

tác BD đội ngũ GV 13 19 3 2,29 6 18 15 2 2,46 5

Trung bình chung 2,60 2,57

Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp mà luận văn đề xuất đều cấp thiết và có tính khả thi, có thể triển khai trong điều kiện hiện nay tại Trường ĐHNT. Đặc biệt, trong số các biện pháp đề xuất thì biện pháp được đánh giá cấp thiết và khả thi nhất (ĐT : 2,86; ĐT : 2,74) là “Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy chuẩn về hoạt động bồi dưỡng”, dễ hiểu vì đây là một trong số những nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV trong thời gian qua. Tiếp theo là biện pháp “Tăng cường công tác lập kế hoạch bồi dưỡng” được đánh giá rất cấp thiết (ĐT : 2,83) và cũng rất khả thi (ĐT : 2,69) vì có thể nói đây là khâu quan trọng trong quản lý hoạt động bồi dưỡng, sự phát triển hay hạn chế của khâu lập kế hoạch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình triển khai thực hiện và kết quả thực hiện vì vậy cấp thiết phải có biện pháp để khắc phục hạn chế này.

Biện pháp được đánh giá tính khả thi thấp nhất trong số 6 biện pháp trên đây là “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng”, tuy nhiên vẫn ở mức rất khả thi (ĐT : 2,40), thể hiện một điều rằng mặc dù biện pháp này là rất cần thiết (ĐT : 2,69) nhưng để triển khai thực hiện tốt được biện pháp này là không

phải dễ, cần phải có thời gian và cấp thiết phải bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác này cũng như bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ C QL, đội ngũ trực tiếp làm công tác bồi dưỡng đội ngũ GV trong bối cảnh sự hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lý của một số C QL cũng như GV, cán bộ trực tiếp làm công tác bồi dưỡng còn khá mơ hồ, chưa thực sự sâu sắc và nghiệp vụ kiểm tra, đánh gia chưa cao.

Với những câu hỏi mang tính đo lường về mức độ cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV của Trường ĐHNT, chúng ta có được các cơ sở cần thiết để áp dụng các biện pháp này trong hoạt động thực tiễn. Tuy vậy, chúng tơi vẫn muốn có thêm những thơng tin đánh giá mang tính cá nhân từ phía các đối tượng được lựa chọn khảo sát, kết quả có 32 ý kiến góp ý cho quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV của Nhà trường.

Các ý kiến góp ý tập trung vào các vấn đề sau đây: 9 ý kiến cho rằng Nhà trường cần tập trung vào việc xây dựng quy định tiêu chuẩn về việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng; quy định việc phân cấp, giao quyền hơn nữa trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng; quy định về chế độ khen thưởng, xử phạt rõ ràng; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng,… 4 ý kiến góp ý về việc đẩy mạnh hơn nữa cơng tác quy hoạch đội ngũ, tránh tình trạng một số ngành học khơng đủ GV đủ trình độ để phát triển ngành đào tạo; quy hoạch chuyên môn phải phù hợp với định hướng và lộ trình phát triển của đơn vị; thực hiện đúng quy hoạch chuyên môn của bộ môn chuyên ngành và thường xuyên kiểm tra thực hiện quy hoạch, tránh tình trạng quy hoạch xong để đó,… 8 ý kiến về việc Nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và hàng năm của Trường, đồng thời thường xuyên giám sát việc thực hiện kế hoạch; kết nối với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, tạo các lớp liên kết để GV của Trường tham gia nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn; hàng năm, nhà trường gợi ý 3-4 hoạt động bồi dưỡng để GV đăng ký tham dự theo nhu cầu, trên cơ sở đó Nhà trường tổ chức 1-2 hoạt động bồi dưỡng có nhiều GV lựa chọn nhiều nhất; việc bố trí bồi dưỡng nên rải rác trong năm học, tránh tình trạng các lớp bồi dưỡng dồn vào cùng một đợt trong năm, nhất

là khi tổng kết chương trình; thường xun rà sốt và thông báo kế hoạch bồi dưỡng cho GV biết và chuẩn bị bồi dưỡng;… 7 ý kiến cho rằng nên tập trung đánh giá sản phẩm sau bồi dưỡng; xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng; thực hiện triệt để, đồng bộ và nâng cao công tác kiểm tra; tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả quản lý kế hoạch bồi dường chun mơn, nghiệp vụ;… Và có 4 ý kiến đóng góp cho việc Nhà trường cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, an Giám hiệu Nhà trường về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV; có một bộ phận chuyên trách phụ trách hoạt động bồi dưỡng để lên kế hoạch vĩ mô và triền khai vi mô kịp thời; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ phụ trách hoạt động bồi dưỡng;…

Như vậy, xét một cách tổng thể, có thể nhận thấy hầu hết các ý kiến góp ý đều nằm trong nội dung các biện pháp mà chúng tơi đã đưa ra ở trên. Chính vì vậy, một lần nữa chúng tơi có thêm cơ sở để đề xuất thực hiện các biện pháp này trong thực tế tại Trường ĐHNT.

Có thể nói, với nguồn lực hiện có, sự nhận thức của đội ngũ C QL và GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV của Trường ĐHNT như hiện nay (kết quả khảo sát ở Chương 2) thì việc triển khai các biện pháp là hồn tồn có tính khả thi và rất khả thi.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng và đề xuất nguyên tắc, các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV của Trường ĐHNT:

Các nguyên tắc đã được đề xuất, gồm: (1) Đảm bảo tính kế thừa, sự phát triển bền vững; (2) Đảm bảo tính tồn diện; (3) Đảm bảo tính đồng bộ; (4) Đảm bảo tính khoa học, thiết thực và khả thi.

Các biện pháp đã đề xuất: (1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên và CBQL các cấp về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; (2) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy chuẩn về hoạt động bồi dưỡng; (3) Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đội ngũ GV, dự báo nhu cầu bồi dưỡng của GV trong quá trình phát triển Nhà trường; (4) Lập kế hoạch bồi dưỡng gắn với điều tra nhu cầu của các đối tượng được bồi dưỡng và yêu cầu đổi mới đào tạo của Nhà trường; (5) Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các lớp bồi dưỡng; (6) Tạo lập các điều kiện cho công tác bồi dưỡng đội ngũ GV. Mỗi biện pháp được phân tích theo cấu trúc: mục đích, nội dung và cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện.

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp bước đầu đã khẳng định tính khoa học, tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp chúng tơi đề xuất, góp phần hồn thiện công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV của Trường ĐHNT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đội ngũ giảng viên giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của nhà trường, quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và sự thành công của đổi mới giáo dục đại học. Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện thành công các mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới giáo dục đại học nói riêng, việc thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giảng viên là tất yếu trong mỗi cơ sở giáo dục đại học.

Với mục đích đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nha Trang nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác này góp phần vào việc phát triển đội ngũ giảng viên Nhà trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và từng bước nâng cao trình độ trên chuẩn chun mơn, nghiệp vụ, có đủ phẩm chất và năng lực giảng dạy, nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với nhiệm vụ thực tiễn tại Trường Đại học Nha Trang, chúng tôi đã tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xác định cơ sở lý luận về khoa học quản lý, quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường đại học trong xu thế đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về đội ngũ giảng viên, thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nha Trang; chỉ ra những hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế hiện nay trong quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Nhà trường.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nha Trang để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và chứng minh được mức độ cấp thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp đó là: (1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cấp về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; (2) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy

chuẩn về hoạt động bồi dưỡng; (3) Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên, dự báo nhu cầu bồi dưỡng của giảng viên trong quá trình phát triển Nhà trường; (4) Lập kế hoạch bồi dưỡng gắn với điều tra nhu cầu của các đối tượng được bồi dưỡng và yêu cầu đổi mới đào tạo của Nhà trường; (5) Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các lớp bồi dưỡng; (6) Tạo lập các điều kiện cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

Như vậy, các nhiệm vụ đặt ra của luận văn về vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện tốt. Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp do luận văn đề xuất sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nhà nước cần triệt để hơn nữa trong việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học để Nhà trường chủ động hơn trong các hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo và mấu chốt là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Theo Luật Giáo dục đại học, tự chủ đại học bao gồm tự chủ về tổ chức bộ máy - nhân sự, tài sản - tài chính và chun mơn học thuật. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự chủ đại học vẫn còn một số hạn chế, chủ yếu chỉ mới được tiếp cận từ góc độ tự chủ về tài chính, là mức độ tự bảo đảm kinh phí hoạt động mà chưa chú trọng tới tổ chức - nhân sự, quản trị, tiềm lực và kinh nghiệm về hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ cũng như các điều kiện khác.

- Nhà nước cần bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên đại học tương xứng với thành tích và năng lực cá nhân; điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 121)