Thống kê bài báo đăng trên tạp chí khoa học giai đoạn 2014-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 56)

Năm Bài báo quốc tế Bài báo trong nƣớc Cộng

2014 22 211 233 2015 27 243 270 2016 31 121 152 2017 64 124 188 2018 64 120 184 Cộng: 208 819 1027

(Nguồn: Phịng Khoa học và Cơng nghệ, Trường ĐHNT)

Trong những năm qua, Trường ĐHNT đã tranh thủ các nguồn lực để đầu tư cho con người và CSVC phục vụ NCKH, CGCN. Sự đầu tư này đã mang lại nhiều kết quả quan trọng với các thành tựu nổi bật, mang thương hiệu ĐHNT như: sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản (cá chẽm, cá chim vây vàng…), hai đối tượng này được các nhà khoa học của Trường nghiên cứu thành cơng quy trình khép kín từ quản lý đàn cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo, dinh dưỡng và thức ăn,… đến các phương pháp phòng trị bệnh; Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh; Nghiên cứu một số đặc tính và bảo quản tinh trùng của cá Chẽm mõm nhọn; Nghiên cứu một số đặc tính lý,

hố học và bảo quản tinh trùng cá mú cọp tại Việt Nam; Nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm tàu vỏ nhựa (composite) phục vụ cho đánh cá xa bờ, du lịch, tuần tra, kiểm ngư,..; Nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng từ phần nguyên liệu còn lại trong chế biến thủy sản đã được các nhà khoa học thực hiện và CGCN, đặc biệt là công nghệ sản xuất chitin, chitosan từ đầu vỏ tôm, các sản phẩm chitosan ứng dụng trong nông nghiệp và thực phẩm.

Với những kết quả đạt được trong công tác NCKH, CGCN của Trường trong thời gian quan đã góp phần khẳng định uy tín cho Trường, tạo cơng ăn việc làm cho nhân dân các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ngành thủy sản. Và phần nào nói lên được năng lực NCKH của đội ngũ C VC nói chung và đội ngũ GV Nhà trường nói riêng.

2.2. Đặc trƣng về vị trí địa lý và đặc thù vùng miền

Trường ĐHNT đóng chân trên địa bàn thành phố Nha Trang - thành phố ven biển và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch và khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Nha Trang có điều kiện tự nhiên đa dạng từ địa hình, khí hậu cho tới điều kiện thủy văn.

Với đặc điểm về vị trí địa lý, thiên nhiên như vậy là điều kiện thuận lợi cho Trường duy trì và phát triển các ngành nghề đào tạo, đặc biệt về khoa học biển, kinh tế biển và du lịch.

Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, Nam Trung Bộ và Tây Ngun là khu vực có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng. Nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao và đa dạng được đào tạo tại chỗ phục vụ chiến lược phát triển của địa phương đã và đang trở nên hết sức cấp thiết (khu vực này khó thu hút nguồn nhân lực được đào tạo từ các trung tâm lớn của cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh).

Định hướng quy hoạch tiểu vùng kinh tế Nam Trung Bộ gắn kết Khánh Hòa với Ninh Thuận, Phú Yên, Đăk Lăk được triển khai theo tinh thần Nghị quyết 39- NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng duyên hải Miền Trung đến năm 2 2 , đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực cho khu vực. Vai trò của các cơ sở đào tạo đại học đa ngành trong vùng

càng trở nên nặng nề. Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có 6 trường đại học công lập: Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Phú Yên, Trường ĐH Khánh Hòa và Trường ĐHNT, bên cạnh có các trường đại học ngồi cơng lập là Trường ĐH Yersin (Đà Lạt), Trường ĐH Thái ình Dương (Khánh Hịa), Trường ĐH Quang Trung ( ình Định). Ngồi Trường ĐHNT đang đào tạo 30 chuyên ngành kỹ thuật và cơng nghệ, các trường cịn lại hầu hết đào tạo các ngành về sư phạm, khoa học cơ bản, xã hội - nhân văn và một số chuyên ngành nông - lâm nghiệp. Vì vậy, nhu cầu phát triển Trường ĐHNT để đào tạo cán bộ các chuyên ngành kinh tế, khoa học, kỹ thuật, du lịch phục vụ cho chiến lược phát triển của khu vực là rất cần thiết và có cơ sở vững chắc.

2.3. Mơ tả q trình điều tra thực trạng

2.3.1. Mục đích điều tra

Trong khuôn khổ nội dung luận văn, chúng tôi đã tiến hành điều tra chọn mẫu khảo sát phục vụ mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tại Trường ĐHNT.

2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành điều tra

Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi cấu trúc (bảng hỏi kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở) để tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho luận văn (xem phần phụ lục). Có 3 phiếu khảo sát với những nội dung cơ bản như sau:

Phiếu khảo sát về thực trạng chất lượng đội ngũ GV: khảo sát về năng lực, các kỹ năng, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị của đội ngũ GV Trường ĐHNT.

Phiếu khảo sát về thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV: khảo sát về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và GV về vai trò của hoạt động bồi dưỡng GV, về nhu cầu bồi dưỡng, nội dung và phương thức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại Trường ĐHNT.

Phiếu khảo sát về thực trạng hoạt động quản lý đội ngũ GV: Khảo sát thực trạng thực hiện các bước trong quy trình quản lý cơng tác bồi dưỡng đội ngũ GV: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo - chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá; khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tại Trường ĐHNT.

tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ định và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (mẫu được lựa chọn theo bước nhảy dựa trên tỷ lệ mẫu).

Ngoài sử dụng số liệu khảo sát trên đây, chúng tơi cịn sử dụng các văn bản, tài liệu, số liệu báo cáo về các hoạt động của Nhà trường, trong đó có hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV.

2.3.3. Đối tượng điều tra

Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 2 đối tượng nhằm có được cái nhìn tồn thể về hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tại Trường ĐHNT.

Đối tượng là GV tham gia vào hoạt động bồi dưỡng;

Đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (Ban Giám hiệu, CBQL từ cấp bộ môn trở lên) tham gia vào hoạt động bồi dưỡng cũng như quản lý hoạt động bồi dưỡng;

Bảng 2.5. Mẫu khảo sát chia theo đối tƣợng

TT Đối tƣợng khảo sát Số phiếu

khảo sát

Phƣơng pháp chọn mẫu

1. Giảng viên 141 Chọn mẫu ngẫu nhiên

hệ thống 2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (Ban

Giám hiệu, CBQL từ cấp bộ môn trở lên) 73

Chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ định

Cộng: 214

2.3.4. Thời gian điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra trong khoảng thời gian 15 ngày, từ ngày 05/4 2 19 đến ngày từ ngày 20/4/2019.

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp tính tỷ lệ % và phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc của thang đo Likert để xử lý, phân tích những thơng tin thu được từ bảng hỏi.

Ý nghĩa của các mức trong thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát như sau:

+ Điểm trung bình từ 1,00 - 1,80: tương ứng với mức Yếu

+ Điểm trung bình từ 2,61 - 3,40: tương ứng với mức Khá + Điểm trung bình từ 3,41 - 4,20: tương ứng với mức Tốt + Điểm trung bình từ 4,21 - 5,00: tương ứng với mức Rất tốt

Dựa vào điểm trung bình của các yếu tố để xếp thứ bậc cho các yếu tố và từ đó rút ra những nhận xét cần thiết.

2.4. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Nha Trang

2.4.1. Về số lượng, cơ cấu

Tính đến tháng 12 2 18, đội ngũ GV của Trường ĐHNT gồm 467 người, trong đó 19 giảng viên cao cấp (GVCC - hạng I), 53 GVC (hạng II) và 395 GV (hạng III). Ngoài đội ngũ GV cơ hưu, hàng năm Nhà trường mời GV thỉnh giảng với số lượng từ 8 đến 1 người.

Bảng 2.6. Thống kê số lƣợng GV Trƣờng ĐHNT giai đoạn 2014-2018

Đơn vị: người (số liệu tính đến 31/12 hàng năm)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số 487 481 471 463 467

1. Cơ cấu về giới tính

- Nam SL 284 276 268 262 260

% 58,3 57,4 56,9 56,6 57,7

- Nữ SL 203 205 203 201 207

% 41,7 42,6 43,1 43,4 44,3

2. Cơ cấu về chức danh nghề nghiệp

- GVCC (hạng I) SL 14 19 % 3,0 4,1 - GVC (hạng II) SL 78 71 66 48 53 % 16,0 14,8 14,0 10,4 11,3 - GV (hạng III) SL 409 410 405 401 395 % 84,0 85,2 86,0 86,6 84,6

3. Cơ cấu về độ tuổi

- Dưới 30 tuổi SL 88 77 58 44 43

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 - Từ 3 đến 40 tuổi SL 271 273 279 278 271 % 55,6 56,8 59,2 60,0 58,0 - Từ 41 đến 50 tuổi SL 55 61 62 58 99 % 11,3 12,7 14,6 16,6 21,2 - Từ 51 đến 60 tuổi SL 72 69 62 58 50 % 14,8 14,3 13,2 12,5 10,7 - Trên 60 tuổi SL 1 1 3 6 4 % 0,2 0,2 0,6 1,3 0,9

4. Cơ cấu về thâm niên công tác

- Dưới 5 năm SL 86 79 60 48 61 % 17,7 16,4 12,7 10,4 13,1 - Từ 5 đến 15 năm SL 273 271 272 263 246 % 56,1 56,3 57,7 56,8 52,7 - Từ 16 đến 25 năm SL 68 72 84 98 118 % 14,0 15,0 17,8 21,2 25,3 - Từ 26 đến 35 năm SL 54 53 50 44 36 % 11,1 11,0 10,6 9,5 7,7 - Trên 35 năm SL 6 6 5 10 6 % 1,2 1,2 1,1 2,2 1,3 (Nguồn: Phịng Tổ chức - Hành chính, Trường ĐHNT)

Nhìn chung, trong 5 năm gần đây số lượng GV khơng tăng, thậm chí giảm dần, điều này cũng phù hợp với quy mô đào tạo tăng, giảm qua các năm gần đây (Bảng 2.2). Thực tế cho thấy rằng việc tuyển dụng GV, đặc biệt là GV có trình độ cao về Trường cơng tác là rất khó khăn, do vị trí địa lý của Trường ở xa các trung tâm lớn của cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh cho nên khó thu hút nguồn nhân lực được đào tạo từ các trung tâm này. Tuy nhiên, với số liệu về đội ngũ trên đây cũng thể hiện những hạn chế trong công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ GV của Nhà trường trong những năm qua.

Cơ cấu về giới của đội ngũ GV Nhà trường được cân đối, phù hợp với đặc điểm giới tính nam, nữ và được giữ ổn định trong 5 năm gần đây (tỷ lệ GV nữ luôn chiếm tỷ lệ khoảng từ 42% đến 44% trong tổng số GV của Trường).

Qua số liệu thống kê về độ tuổi và thâm niên công tác của GV cho thấy: - Ở độ tuổi từ 50-60 và trên 60 tuổi (tương đương với thâm niên công tác trên 25 năm) có 54 người (chiếm tỷ lệ 12%). Đây là số GV có thâm niên nghề nghiệp cao, là lực lượng GV đầu đàn của Nhà trường. Tuy nhiên, số GV này sắp đến tuổi nghỉ hưu cần phải có lực lượng kế cận kịp thời.

- Số GV có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi là 99 người (chiếm tỷ lệ 21%), tăng dần qua từng năm, đây là lực lượng nịng cốt vì phần lớn đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn quy định, độ chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp, chun mơn nghiệp vụ đã được khẳng định. Đội ngũ này nếu quản lý, phát triển tốt sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả đội ngũ GV.

- Nhóm tuổi từ 3 đến 40 tuổi là 271 người (tương đương có thâm niên cơng tác từ 5 đến 15 năm), lực lượng chiếm tỷ lệ cao nhất (58%) trong tổng số GV của Trường. Đặc điểm của nhóm này là họ đã có tích lũy được kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác, phần lớn đã đầu tư thời gian cho học tập nâng cao trình độ, hơn nữa đây là những người trưởng thành trong giai đoạn đất nước đã chuyển sang cơ chế đổi mới nên khả năng hội nhập, thích nghi với thời đại mới là rất tốt.

- Cịn lại, nhóm tuổi dưới 30 tuổi có 43 người (chiếm tỷ lệ 9,2%), nhóm này giảm dần qua các năm gân đây. Với sức trẻ, lịng nhiệt tình, khả năng thích ứng với tri thức và khoa học hiện đại, có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc, đây sẽ là nguồn bổ sung, thay thế đội ngũ GV đã trên 5 tuổi.

2.4.2. Về chất lượng

2.4.2.1. Về phẩm chất

Phẩm chất chính trị: Qua nhận xét của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, đội ngũ GV của Trường ĐHNT có phẩm chất chính trị tốt, vững vàng; tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các quy định của Nhà trường; Gương mẫu thực hiện các nghĩa vụ cơng sân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội;...

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Đội ngũ GV tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với công việc được giao, đa số thể hiện là “tấm gương sáng cho HSSV học tập và noi theo”; trong công tác ln thể hiện “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, có trách nhiệm trong xây dựng, hồn thiện mơi trường giáo dục lành mạnh tại Nhà trường.

Bảng 2.7. Số liệu khảo sát về phẩm chất của đội ngũ GV Trƣờng ĐHNT (n=214)

TT Nội dung Yếu TB Khá Tốt

Rất

tốt ĐTB Thứ bậc

1 2 3 4 5

1. Đạo đức và tư cách trong sáng 2 0 35 131 46 4,02 1

2. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

2 8 26 126 52 4,02 2

3. Thực hiện đúng, đầy đủ các quy

định của Nhà trường 2 3 47 129 33 3,88 3

4. Có ý thức học tập, rèn luyện nâng

cao trình độ lý luận chính trị 4 11 69 105 25 3,64 6 5. Có ý thức tự đào tạo tự bồi dưỡng

nâng cao trình độ chun mơn 0 10 54 121 29 3,79 4 6. Có ý thức đồn kết hợp tác trong

quan hệ đồng nghiệp 2 10 87 92 23 3,58 7

7. Có tinh thần xây dựng mơi trường

làm việc dân chủ và đoàn kết 5 13 81 94 21 3,53 8 8. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ

cơng dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

2 7 62 116 27 3,74 5

Trung bình chung 3,77

Qua số liệu khảo sát ( ảng 2.7), thực trạng phẩm chất của đội ngũ GV Nhà trường qua đánh giá của đội ngũ C VC có điểm đạt ở mức tốt (T C: 3,77), tuy đang ở phía cận dưới của thang điểm tốt nhưng có giá trị đang thể hiện mức độ ổn định cao trong thang điểm này.

Trong tám tiêu chí đánh giá phẩm chất của đội ngũ GV thì có hai tiêu chí

Đạo đức và tư cách trong sáng và Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều có điểm số đánh giá đạt

tốt (T : 4, 2) và ở cận trên của thang điểm tốt; nghiên cứu đã lựa chọn tiêu chí Đạo đức và tư cách trong sáng xếp vị trí tốt nhất bởi đạo đức và tư cách là cốt lõi tác động ảnh hưởng đến mọi hành vi, thái độ của mỗi con người. Với tất cả tám tiêu chí đều được đánh giá mức độ tốt, đây là một tiền đề thuận lợi cho bất cứ tổ chức nào trong quá trình xây dựng, tổ chức triển khai và đánh giá hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình.

Việc tiêu chí Có tinh thần xây dựng mơi trường làm việc dân chủ và đoàn kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 56)