Biện pháp 4: Lập kế hoạch bồi dưỡng gắn với điều tra nhu cầu của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 112 - 115)

tượng được bồi dưỡng và yêu cầu đổi mới đào tạo của Nhà trường

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Lập kế hoạch bồi dưỡng gắn với điều tra nhu cầu của các đối tượng được bồi dưỡng và yêu cầu đổi mới đào tạo của Nhà trường là một biện pháp định hướng cho công tác lập kế hoạch gắn với các mục đích, mục tiêu của Nhà trường trong chiến lược phát triển đội ngũ. Công tác bồi dưỡng đội ngũ GV phải được thể hiện bằng kế hoạch (kế hoạch hoá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV) để mọi thành viên trong Nhà trường có kế hoạch thực hiện.

Các khâu của quá trình quản lý (lập kế hoạch, tổ chức chức thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra đánh giá) luôn liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng kế hoạch bao giờ cũng phải đi trước một bước, là khâu thiết kế để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Kế hoạch cịn là một cơng cụ của quản lý, nó cung cấp tiêu chí cho việc kiểm tra. Lập kế hoạch bao giờ cũng cần có những hoạt động tiếp theo và đánh giá để kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

Lập kế hoạch bồi dưỡng GV giúp cho lãnh đạo Nhà trường đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GV hiện có và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, các năng lực, kỹ năng cho GV phù hợp với xu thế phát triển của Nhà trường đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDĐH hiện nay.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Kế hoạch với tư cách là cơng cụ triển khai chiến lược và quy hoạch, vì vậy cần căn cứ vào chiến lược phát triển Nhà trường, quy hoạch đội ngũ GV Nhà trường để tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ GV, thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV trên cơ sở đó xác định các kế hoạch bồi dưỡng sát thực, hiệu quả.

- Xác định mục đích, yêu cầu nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ GV.

- Xác định nội dung bồi dưỡng dựa trên việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV và phù hợp với tầm nhìn phát triển của Nhà trường trong tương lai.

+ Nhu cầu đạt chuẩn trình độ: cần bồi dưỡng GV về tiềm lực chuyên môn để đáp ứng việc giảng dạy trước mắt và tiêu chuẩn theo chức danh nghề nghiệp GV, đạt tỷ lệ chuẩn của Điều lệ trường đại học và đạt được mục tiêu của Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2 3 ”.

+ Nhu cầu cập nhật kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội nhằm làm mới bản thân, hạn chế nguy cơ tụt hậu, đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại và trong tương lai.

+ Nhu cầu đạt chuẩn kỹ năng NVSP: Nghề dạy học khơng phải là người đi nhắc lại giáo trình mà là người làm cơng tác đào tạo và giáo dục con người bằng cả tâm hồn và trí tuệ của người giảng viên vì vậy ngồi tri thức chun mơn, địi hỏi người giảng viên phải có kỹ năng NVSP thành thạo mang tính nghệ thuật để giáo dục sinh viên. Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV để nâng cao kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học cũng như xử lý các tình huống sư phạm nói chung của đội ngũ GV.

+ Nhu cầu nâng cao năng lực NCKH, năng lực ngoại ngữ và tin học: Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ chính yếu của người giảng viên, có quan hệ song hành và tương hỗ với nhau. Ở trường đại học, người giảng viên sẽ khơng hồn thành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, nếu như không tham gia NCKH. Để hội nhập quốc tế và khu vực, GV Nhà trường phải là GV khu vực và GV tồn cầu vì vậy đòi hỏi đội ngũ GV phải giỏi về ngoại ngữ và thành thạo về tin học mới có thể hội nhập với khu vực và quốc tế. Nâng cao năng lực NCKH, năng lực ngoại ngữ, tin học góp phần nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ GV.

+ Nhu cầu đạt chuẩn GV đầu đàn, nhằm chủ động đào tạo nguồn GV có chất lượng cao, củng cố hình ảnh, thương hiệu cho Nhà trường.

- Xác định nội dung bồi dưỡng phải đảm bảo tính phát triển, tính thực tiễn, phù hợp với năng lực và trình độ của GV, đáp ứng với yêu cầu và tính chất lao động nghề nghiệp của GV.

- Xác định phương thức bồi dưỡng theo quan điểm chỉ đạo lấy người học làm trung tâm.

- Xác định thời gian và các điều kiện đảm bảo cho việc triển khai hoạt động bồi dưỡng:

+ Tận dụng tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhà trường (nguồn nhân lực tại chỗ) đó là lực lượng phó giáo sư của của Nhà trường, các tiến sĩ được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến trên thế giới tham gia vào hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV, đặc biệt là bồi dưỡng đội ngũ GV trẻ.

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn CSVC, trung tâm học liệu của Nhà trường phục vụ cho công tác bồi dưỡng.

+ Cần có nguồn kinh phí hỗ trợ cho cán bộ để học tập nâng cao trình độ, nguồn kinh phí phải có tác dụng giảm thiểu những mặt khó khăn, áp lực về tài chính của đội ngũ GV, đặc biệt là GV trẻ, giúp GV yên tâm học tập để nâng cao trình độ và gắn bó với Nhà trường sau khi học xong.

- Triển khai thực hiện đa dạng các nội dung bồi dưỡng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ của Nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng gắn với điều tra nhu cầu của các đối tượng được bồi dưỡng và yêu cầu đổi mới đào tạo của Nhà trường phải thực hiện theo trình tự bắt đầu bằng khảo sát nhu cầu và phân tích nhu cầu phát triển của Nhà trường. Khi lập kế hoạch phải huy động sự tham gia của các đối tượng liên quan và bản kế hoạch phải được quán triệt cho những người thực hiện.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ lãnh đạo của Nhà trường phải có tầm nhìn về xu thế phát triển của Nhà trường và xu thế phát triển chung của GDĐH.

Nhà trường làm tốt công tác hoạch định xu thế phát triển của Trường và các đơn vị khoa, viện trong Trường, trên cơ sở đó có những văn bản chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác dự báo, công tác lập kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ GV theo kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

GV phải có thái độ và động cơ học tập đúng đắn, phải xác định rõ vai trị và trách nhiệm của mình trong tương lai và hiện tại từ đó đầu tư thời gian, cơng sức, tài chính cho việc học tập nâng cao trình độ.

Kế hoạch bồi dưỡng GV phải phù hợp với nhu cầu thực tế cơng việc và mang tính khả thi, có tác dụng tạo mơi trường học tập rèn luyện cho GV học tập, bồi dưỡng.

Để nâng cao tính khả thi của kế hoạch, khi lập kế hoạch phải lưu ý các điều kiện thực hiện vì bồi dưỡng GV ở đại học có đặc điểm là đối tượng bồi dưỡng có trình độ và họ có khả năng tự nghiên cứu. Vì vậy, khâu tài liệu tự nghiên cứu cần được chú ý và cần mời được những người hướng dẫn nội dung bồi dưỡng có tầm và có khả năng giải đáp các thắc mắc khi họ nghiên cứu tài liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đại học nha trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 112 - 115)