2.3.1. Mục đích điều tra
Trong khn khổ nội dung luận văn, chúng tôi đã tiến hành điều tra chọn mẫu khảo sát phục vụ mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tại Trường ĐHNT.
2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành điều tra
Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi cấu trúc (bảng hỏi kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở) để tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho luận văn (xem phần phụ lục). Có 3 phiếu khảo sát với những nội dung cơ bản như sau:
Phiếu khảo sát về thực trạng chất lượng đội ngũ GV: khảo sát về năng lực, các kỹ năng, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị của đội ngũ GV Trường ĐHNT.
Phiếu khảo sát về thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV: khảo sát về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và GV về vai trò của hoạt động bồi dưỡng GV, về nhu cầu bồi dưỡng, nội dung và phương thức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại Trường ĐHNT.
Phiếu khảo sát về thực trạng hoạt động quản lý đội ngũ GV: Khảo sát thực trạng thực hiện các bước trong quy trình quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GV: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo - chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá; khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tại Trường ĐHNT.
tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ định và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (mẫu được lựa chọn theo bước nhảy dựa trên tỷ lệ mẫu).
Ngoài sử dụng số liệu khảo sát trên đây, chúng tơi cịn sử dụng các văn bản, tài liệu, số liệu báo cáo về các hoạt động của Nhà trường, trong đó có hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV.
2.3.3. Đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 2 đối tượng nhằm có được cái nhìn toàn thể về hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tại Trường ĐHNT.
Đối tượng là GV tham gia vào hoạt động bồi dưỡng;
Đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (Ban Giám hiệu, CBQL từ cấp bộ môn trở lên) tham gia vào hoạt động bồi dưỡng cũng như quản lý hoạt động bồi dưỡng;
Bảng 2.5. Mẫu khảo sát chia theo đối tƣợng
TT Đối tƣợng khảo sát Số phiếu
khảo sát
Phƣơng pháp chọn mẫu
1. Giảng viên 141 Chọn mẫu ngẫu nhiên
hệ thống 2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (Ban
Giám hiệu, CBQL từ cấp bộ môn trở lên) 73
Chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ định
Cộng: 214
2.3.4. Thời gian điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra trong khoảng thời gian 15 ngày, từ ngày 05/4 2 19 đến ngày từ ngày 20/4/2019.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp tính tỷ lệ % và phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc của thang đo Likert để xử lý, phân tích những thơng tin thu được từ bảng hỏi.
Ý nghĩa của các mức trong thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát như sau:
+ Điểm trung bình từ 1,00 - 1,80: tương ứng với mức Yếu
+ Điểm trung bình từ 2,61 - 3,40: tương ứng với mức Khá + Điểm trung bình từ 3,41 - 4,20: tương ứng với mức Tốt + Điểm trung bình từ 4,21 - 5,00: tương ứng với mức Rất tốt
Dựa vào điểm trung bình của các yếu tố để xếp thứ bậc cho các yếu tố và từ đó rút ra những nhận xét cần thiết.