2.6. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên của
2.6.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV của Nhà trường được đánh giá trên các yếu tố sau:
Xây dựng và triển khai thực hiện quy trình khóa bồi dưỡng: Tùy vào từng loại hình tổ chức khóa bồi dưỡng (các khóa bồi dưỡng được tổ chức tại Trường, các khóa bồi dưỡng tổ chức ở các cơ sở ngoài trường) sẽ được triển khai theo các quy trình khac nhau và gắn liền với các quy trình đó là việc quy định về trách nhiệm triển khai của từng đơn vị, cá nhân. Cụ thể:
+ Quy trình tổ chức đối với các khóa bồi dưỡng tổ chức tại Trường:
Bƣớc Nội dung Trách nhiệm triển khai
1. Xây dựng nội dung chương trình Phòng Tổ chức - Hành chính (Phịng TC-HC)
2. Thơng báo khóa bồi dưỡng Phịng TC-HC 3. Đăng ký danh sách tham dự khóa
bồi dưỡng
- GV
- Đơn vị quản lý trực tiếp 4. Xác nhận danh sách và thành lập
khóa bồi dưỡng Phịng TC-HC
5. Tiến hành khóa bồi dưỡng
- Phòng TC-HC - Báo cáo viên - GV
- Phòng Kế hoạch - Tài chính (Phịng KH-TC) (tài chính)
- Trung tâm Phục vụ trường học (CSVC) - Trung tâm Thí nghiệm - Thực hành
(thiết bị TN-TH)
6. Công nhân kết quả bồi dưỡng Phòng TC-HC 7. Thực hiện các chế độ, chính sách
sau bồi dưỡng
- Phịng TC-HC - Phịng KH-TC
+ Quy trình đối với các khóa bồi dưỡng tổ chức ở các cơ sở ngồi Trường
Bƣớc Nội dung Thực hiện
1. Xin đăng ký dự thi/dự tuyển bồi dưỡng
- GV
- Đơn vị quản lý trực tiếp - Phòng TC-HC
2. Xin đi bồi dưỡng (sau khi có kết quả trúng tuyển).
- GV
- Đơn vị quản lý trực tiếp 3. Cử đi bồi dưỡng
- Phòng KH-TC (xác nhận công nợ đối
với GV đi bồi dưỡng ở nước ngồi từ 6 tháng trở lên)
- Phịng TC-HC
4.
Thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng và những cam kết với Nhà trường, Nhà nước (nếu có)
- GV
- Phòng TC-HC (theo dõi thực hiện quá trình bồi dưỡng của GV)
- Đơn vị quản lý trực tiếp (phối hợp theo dõi)
5. Báo cáo, ghi nhận kết quả bồi dưỡng
- GV
- Đơn vị quản lý trực tiếp - Phòng TC-HC
6. Thực hiện các chế độ, chính sách sau bồi dưỡng
- Phòng TC-HC - Phòng KH-TC
Thời điểm tổ chức các khóa bồi dưỡng: Thơng thường Nhà trường tổ chức các khóa bồi dưỡng vào dịp GV nghỉ hè - tháng 7, 8 hàng năm (đối với các khóa bồi dưỡng tổ chức tại Trường). Đối với các khóa bồi dưỡng tổ chức ở cơ sở ngồi Trường thì GV phải lựa chọn thời điểm tổ chức thích hợp để đăng ký tham gia.
Việc huy động nguồn lực tài chính, CSVC phục vụ cho cơng tác bồi dưỡng: CSVC và nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động bồi dưỡng được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV.
Việc đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng: Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục (Nghị quyết 29-NQ/TW) là phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học. Muốn thực hiện mục tiêu đó, một trong những yêu cầu là mỗi GV phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HSSV. Vì thế, trong bồi dưỡng đội ngũ GV, việc đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng cũng được Nhà trường quan tâm.
Xây dựng và triển khai thực hiện các chế độ chính sách khuyến khích đội ngũ GV tham gia hoạt động bồi dưỡng: Nhà trường có quy định cụ thể về các quyền lợi của GV khi tham gia vào các khóa bồi dưỡng.
+ Được tính thời gian bồi dưỡng vào thời gian cơng tác liên tục.
+ Được hưởng lương, phụ cấp, được hỗ trợ kinh phí theo quy định của Nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường trong thời gian bồi dưỡng.
+ Được ghi nhận kết quả trong việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức, trong việc xét thi đua hàng năm theo quy định của Trường.
+ Được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định của Trường.
+ Được thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường khi đạt kết quả cao trong học tập.
Để có được những đánh giá, nhìn nhận khách quan từ phía các nhà quản lý và đội ngũ GV về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV của Nhà trường trong thời gian qua, chúng tôi tiến hành khảo sát ở 141 GV và 73 CBQL các cấp, kết quả như sau:
Bảng 2.21. Kết quả đánh giá công tác thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GV của Trƣờng ĐHNT (n=214)
TT Nội dung Yếu TB Khá Tốt Rất tốt ĐTB Thứ bậc
1. Tổ chức thực hiện quy trình bồi dưỡng 3 31 102 74 4 3,21 2
2. Tổ chức triển khai bồi dưỡng ở thời điểm
hợp lý để nhiều giảng viên có thể tham gia 7 30 107 62 8 3,16 3 3. Việc huy động nguồn lực CSVC phục vụ
cho công tác bồi dưỡng hợp lý 6 27 97 77 7 3,24 1 4. Việc huy động nguồn lực tài chính phục
vụ cho cơng tác bồi dưỡng 3 37 108 64 2 3,12 4
5. Việc đổi mới phương pháp và hình thức
bồi dưỡng 5 43 119 45 2 2,98 5
6.
Xây dựng, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia hoạt động bồi dưỡng
11 49 106 44 4 2,91 6
Trung bình chung 3,10
Biểu đồ 2.5. So sánh kết quả đánh giá các yếu tố trong công tác thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GV của Trƣờng ĐHNT
Bảng 2.22. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về công tác thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GV của Trƣờng ĐHNT
TT Nội dung CBQL (n=73) GV (n=141)
ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc
1. Tổ chức thực hiện quy trình bồi dưỡng 3,05 2 3,29 2 2.
Tổ chức triển khai bồi dưỡng ở thời điểm hợp lý để nhiều giảng viên có thể tham gia
2,92 4 3,28 3
3. Việc huy động nguồn lực CSVC phục vụ
cho công tác bồi dưỡng hợp lý 3,08 1 3,33 1
4. Việc huy động nguồn lực tài chính phục
vụ cho cơng tác bồi dưỡng 2,97 3 3,19 4
5. Việc đổi mới phương pháp và hình thức
bồi dưỡng 2,84 5 3,06 5
6.
Xây dựng, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia hoạt động bồi dưỡng
2,79 6 2,97 6
Trung bình chung 2,94 3,19
Sau khi xem xét số liệu Bảng 2.21 và Bảng 2.22, có thể nhận thấy:
Đánh giá Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có kết quả khá, điểm trung bình chung TBC: 3,10 (trong đó, điểm TBC của CBQL là 2,94 và điểm TBC của GV là 3,19). Kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL và GV có sự tương đồng, đã phản ánh cơng tác tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng đã được Nhà trường từ lãnh đạo đến phòng chức năng quan tâm: từ việc xây dựng, thực hiện các quy trình thực hiện đến việc huy động các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) vào việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; việc xây dựng, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích đội ngũ GV tham gia hoạt động bồi dưỡng;...
Tại Bảng 2.21, trong 6 nội dung công tác được đánh giá thì nội dung Huy động nguồn lực CSVC hợp lý phục vụ cho công tác bồi dưỡng được đánh giá cao nhất với điểm đánh giá khá (ĐTB: 3,24) ở cận trên của thang điểm khá. Kết quả
khẳng định khả năng vận dụng của Nhà trường trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng, đặc biệt các khóa bồi dưỡng chuyên môn nhằm tận dụng cơ vật chất, trang thiết bị sẵn có của Nhà trường, việc mời các chuyên gia đến huấn luyện vừa giảm thiểu chi phí cử đi bồi dưỡng, nhưng tăng được số lượng GV tham gia và đồng thời một cách gián tiếp quảng bá về năng lực đội ngũ, năng lực đào tạo, NCKH, hợp tác đối ngoại của Nhà trường cũng như khả năng tổ chức các khóa bồi dưỡng do Nhà trường đứng ra tổ chức. Ngồi ra cịn tạo ra các cơ hội hợp tác sâu rộng và đa dạng giữa Nhà trường và các đơn vị, tổ chức cá nhân có thế mạnh chun mơn đặc thù.
Tại Bảng 2.22 đánh giá nội dung Xây dựng, triển khai thực hiện các chế độ,
chính sách khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia hoạt động bồi dưỡng ở mức
thấp nhất, điểm đánh giá (ĐTB: 2,79 (CBQL)) và (ĐTB: 2,97 (GV)) phản ánh công tác tạo động lực thông qua việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà trường đối với GV còn hạn chế, chưa đi vào đánh giá xem xét các quyền lợi, chế độ cụ thể cho người tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng mềm. Các chế độ, chính sách của Nhà trường mới chỉ dừng lại ở mức thực hiện theo quy định của Nhà nước về những quyền lợi của GV khi tham gia vào các khóa bồi dưỡng, Nhà trường chưa có những chính sách mang tính đột phá để thu hút, động viên, khuyến khích đội ngũ GV tham gia hoạt động bồi dưỡng.