Nguyên tắc cơ bản của dẫn lưu màng phổi khác với dẫn lưu bụng là dẫn lưu thật kín và một chiều. Để đảm bảo nguyên tắc này cần chuẩn bị lọ dẫn lưu và quy trình theo dõi đúng quy cách sau: - Lọ dẫn lưu đơn giản: lọ thuỷ tinh trong, có chia độ, có nút cao su (khơng cần thật kín) trong nút
có cắm 2 ống thuỷ tinh, một dài một ngắn. Đầu trong lọ của ống thuỷ tinh dài được buộc một đầu ngón tay găng tay cao su mổ có cắt ở đầu, ống thuỷ tinh này luôn luôn ngập trong nước một độ sau h nhất định tương ứng với áp lực mà bác sĩ xác định (ví dụ 5cm nước), thường dùng nước sát trùng. Đầu ngoài lọ của ống dài nối với ống dẫn lưu màng phổi. Các đoạn nối và da ở chân ống dẫn lưu phải thật kín.
Dịch trong màng phổi chảy ra khi áp lực lớn hơn áp lực xác định h cm nước; dịch chảy ra sẽ làm cho đoạn thuỷ tinh ngập trong nước ngày càng sâu, do đó áp lực h sẽ tăng lên. Lúc đó, điều dưỡng viên phải ln ln rút bớt ống lên sao cho chiều cao h không đổi. Khi lọ đầy đến lỗ trong của ống thuỷ tinh ngắn phải đổ dịch. Điều dưỡng viên kẹp ống dãn lưu màng phổi, tháo ống khỏi bình, lắp bình mới. Tuyệt đối không được để người nhà bệnh nhân đến đổ dịch. Đầu cao su găng có tác dụng như van một chiều chỉ cho dịch từ màng phổi ra mà không cho dịch chảy ngược vào.
- Kiểu dẫn lưu 2 lọ: lọ thứ 2 giống lọ trong dẫn lưu đơn giản, khơng có đầu găng cao su, nhưng lọ này không nối trực tiếp vào ống dẫn lưu màng phổi mà nối với lọ thứ nhất. Lọ thứ nhất là lọ đựng dịch từ màng phổi chảy ra, lọ này có nút thắt phải thật kín, qua nút cắm 2 ống thuỷ tinh ngắn, một ống nối với ống dẫn lưu màng phổi, một ống nối với bình thứ hai. ưu điểm của kiểu dẫn lưu này là tách dịch sát trùng và dịch màng phổi riêng do đó đánh giá đúng số lượng và chất lượng dịch dẫn lưu, đồng thời dịch sát trùng làm nhiệm vụ không cho nhiễm khuẩn ngược vào màng phổi và giữ chiều cao xác định h không thay đổi, do đó khơng cần phải điều chỉnh ống và mặc dù không dùng dầu găng cao su nhưng dịch không thể trào ngược vào màng phổi (nếu trào ngược thì chỉ vào lọ thứ nhất)
- Kiểu dẫn lưu 3 lọ: hai lọ thứ nhất và thứ hai giống kiểu dẫn lưu hai lọ, lọ thứ 3 có 3 ống thuỷ tinh, một ống ngắn nối với ống thuỷ tinh ngắn của lọ thứ 2, một ống ngắn nối với máy hút, một ống thuỷ tinh dài cắm ngập trong dung dịch nước với một chiều cao h’, chiều cao này tác dụng như một van bảo đảm áp lực của máy hút, nếu lớn hơn h’ cm nước thì khơng khí tự vào qua ống thuỷ tinh này, do đó dịch màng phổi khơng chịu một áp lực hút qua h’ cm nước. ưu điểm của loại dẫn lưu này là ngoài ưu điểm của loại dẫn lưu 2 lọ nó cịn có tác dụng tạo áp lực hút liên tục, áp lực này được khống chế điều chỉnh bởi ống thuỷ tinh dài trong lọ thứ 3, làm cho phổi giãn nở tốt; trong khi loại dẫn lưu hai lọ và một lọ thì dịch trong màng phổi phải tự chảy. Với các máy hút có van điều chỉnh áp lực hút thì khơng cần dùng lọ thứ ba mà chỉ nối trực tiếp lọ thứ 2 (kiểu dẫn lưu 2 lọ) là đủ.
Trường hợp không nắm vững nguyên lý hoạt động của các loại dẫn lưu trên thì tốt nhất là kẹp kín ống dẫn lưu không cho vào lọ mà tiến hành hút màng phổi thường xuyên nhiều lần trong ngày.