ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU:

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 48 - 51)

D. Tổn thương liệt – Thăm khám nhanh thần kinh

3. ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU:

Luôn luôn đảm bảo đường thở, hô hấp và tuần hồn trước khi thăm khám và xử trí tiếp theo

• Mất máu từ các đầu xương gãy có thể gây ra sốc mất máu: tử vong do mất máu có thể gây ra bởi gãy xương chậu, xương đùi. Ước tính lượng máu mất qua một số xương như sau

- Xương chày: 1,5 l - Xương đùi: 2 l - Xương chậu: 4 l - Xương cánh tay: 2 l

• Các gãy xương chậu, hay gãy xương đùi có thể đe doạ tính mạng. Trật khớp háng ra sau cũng là một tổn thương đe doạ tính mạng và đe doạ tính nguyên vẹn của chi do nguy cơ mất máu và cản trở dịng máu ni dưỡng cho đầu xương đùi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới hoại tử đầu xương đùi và phải điều trị thay thế đầu xương đùi.

4. XỬ TRÍ BAN ĐẦU

- Xử trí các tổn thương đe doạ đường thở, hơ hấp, tuần hồn nếu có. - Đặt đường truyền tĩnh mạch và điều trị sốc nếu có biểu hiện.

- Bảo vệ cố định các phần bị thương tránh làm tổn thương thêm. Tốt nhất là cố định các phần bị thương ngay tại hiện trường.

- Giảm đau cho bệnh nhân.

5. ĐÁNH GIÁ TIẾP THEO

B1. Tìm hiểu cơ chế chấn thương:

- Chấn thương xảy ra như thế nào.

- Tư thế của chi tổn thương sau chấn thương.

- Nạn nhân có bị ngã khơng, ngã từ độ cao bao nhiêu. - Hướng của lực và ước lượng cường độ lực tác động.

B2. Xác định các tổn thương thường đi cùng nhau

- Gãy xương gót do ngã cao thường kèm theo gãy xương cột sống

- Vỡ xương bánh chè do tai nạn xe máy thường kèm theo gãy xương đùi hoặc trật khớp háng - Vỡ xương chậu thường kèm theo tổn thương cột sống thắt lưng cùng và bàng quang.

B3. Khám mạch thần kinh để xác định vùng trên và dưới tổn thương

- Đánh giá tưới máu chi:

+ Da nhợt nhạt thể hiện giảm tưới máu động mạch. + Xanh tím thể hiện tắc nghẽn tĩnh mạch.

+ Thời gian hồi lưu mao mạch kéo dài trên 2 giây cho thấy giảm tưới máu mao mạch.

+ Bắt mạch ngoại biên xem về cường độ và biên độ, tần số. Khơng có mạch, phần chi dưới tổn thương lạnh biểu hiện có chèn ép tuần hồn và có thể cần can thiệp ngay.

- Khám thần kinh phần chi dưới tổn thương xem có tổn thương trực tiếp do chấn thương hay do chèn ép phù nề hay không: yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt trong khi kiểm tra. Mất cảm giác hay vận động dưới tổn thương chứng tỏ thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép và có thể cần can thiệp ngay.

B4. Khám vùng lân cận tìm các tổn thương cơ xương khớp phối hợp. B5. Dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương:

B6. Tìm dấu hiệu của trật khớp

- Đau nhiều vùng khớp - Mất vận động của khớp - Biến dạng khớp

B7. Tìm dấu hiệu của giãn dây chằng

- Đau vùng khớp - Sưng

- Hạn chế vận động - Thay đổi màu sắc da

B8. Dấu hiệu căng cơ

- Đau khu trú ở cơ hay dây chằng của nó mà khơng đau ở xương hay khớp - Sưng ít

B9. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn.

6. XỬ TRÍ CHUNG

6.1. Xử trí cho bệnh nhân bị thương nặng

- Đặt hai đường truyền tĩnh mạch và bù khối lượng tuần hoàn bằng dung dịch Ringer lactate - Cố định tổn thương để tránh làm tổn thương thêm và giảm đau

- Chuẩn bị phòng mổ và thủ tục để đặt lại và cố định xương khớp cho bệnh nhân... - Cho kháng sinh.

- Dự phòng uốn ván

6.2. Các can thiệp khác

- Nâng chi tổn thương lên cao để hạn chế phù nề.

- Chườm lạnh vùng tổn thương nhưng không cho đá tiếp xúc với da. - Băng vùng gãy xương hở bằng gạc vô khuẩn

- Cố định chi tổn thương, cố định trên và dưới chỗ gãy một khớp. - Dịch chuyển nâng đỡ chi nhẹ nhàng, cho thuốc giảm đau.

6.3. Theo dõi phát hiện hội chứng khoang

Hội chứng khoang là do chảy máu và phù nề trong các bao cân cơ gây tăng áp suất trong các bao này chèn ép lên các tổ chức bên trong và xung quanh dẫn tới hoại tử nếu không được giải phóng kịp thời.

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng khoang bao gồm:

- Đau nhiều, đau tăng dần hoặc đau xuất hiện lại sau khi đã được dùng giảm đau hoặc cố định tổn thương.

- Bắp chân (tay) căng cứng. - Mất mạch dưới chỗ tổn thương. - Thời gian hồn lưu mao mạch kéo dài. - Xanh tím.

- Mất cảm giác xúc giác. - Liệt.

Khi nghi ngờ có hội chứng khoang thì khơng được đặt chi bệnh nhân cao hơn mức tim do làm khả năng tưới máu tưới máu tới vùng tổn thương.

7. TĨM TẮT

• Có nhiều loại tổn thương chi, trong đó có những tổn thương có thể đe doạ tính mạng hoặc sự tồn vẹn của chi.

• Mỗi loại tổn thương có các dấu hiệu đặc trưng cũng như cách điều trị riêng.

• Trong điều trị cần sớm cố định tổn thương và cầm máu; trong theo dõi lưu ý phát hiện hội chứng khoang.

________

Phụ lục đọc tham khảo:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CHI (Trích từ Giáo trình Điều dưỡng Ngoại khoa - Bộ Y tế) (Trích từ Giáo trình Điều dưỡng Ngoại khoa - Bộ Y tế)

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)