ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ 1 Đánh giá và xử trí ban đầu

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 55 - 57)

D. Tổn thương liệt – Thăm khám nhanh thần kinh

3. ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ 1 Đánh giá và xử trí ban đầu

3. 1. Đánh giá và xử trí ban đầu

Đường thở

Nhiều trường hợp bệnh nhân bỏng có các tổn thương đường hơ hấp do hít phải hơi nóng, khói hoặc khí độc gây ra các tình trạng sau:

Tổn thương sưng, phù nề nghiêm trọng đường hô hấp trên làm tắc nghẽn đường thở. Đường

hô hấp trên rất dễ bị tổn thương bởi nhiệt. Các tổn thương nhiệt ít gặp ở đường hô hấp dưới do nhiệt đã bị hấp thụ bởi đường hơ hấp trên trừ khi bệnh nhân hít phải hơi nóng có nhiệt độ rất cao.

Tổn thương hố học tại đường hơ hấp trên và dưới. Nhiều sản phẩm tạo ra trong quá trình cháy

- Các dấu hiệu của suy hô hấp như tăng nhịp thở hay khó thở.

- Thở rít hay các hiệu bất thường khác ở hai trường phổi như ran ngáy hay ran nổ. - Khàn tiếng hay mất giọng.

Khi bệnh nhân có bất kì dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu trên thì đó đều là gợi ý tới tổn thương hô hấp cấp do hít. Các tổn thương này địi hỏi phải được chăm sóc kịp thời và tồn diện, kể cả hỗ trợ đường thở và nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến trung tâm điều trị bỏng. Nếu thời gian vận chuyển kéo dài hoặc có nguy cơ suy hơ hấp cần đặt NKQ hay các kỹ thuật duy trì đường thở và thở ô- x trước khi vận chuyển để duy trì đuờng thở. Dấu hiệu thở rít là một trong những chỉ định của đặt NKQ cấp cứu.

Ngộ độc toàn thân.

Chất gây ngộ độc thường gặp nhất trong các vụ cháy là khí CO (cac bon mônôxit). Thiếu ô xy do

bị mất trong phản ứng cháy càng làm cho tình trạng của bệnh nhân nặng nề hơn. Một vài sản phẩm của q trình cháy, có thể kích thích nhu mơ phổi hoặc khơng, được hấp thụ vào hệ tuần hoàn và gây ra ngộ độc tồn thân. Ví dụ, nhiều loại vật dụng bằng nhựa, chất dẻo hay các đồ dùng khác khi bị đốt cháy tạo ra khí xyanua, chất này rất độc và là một trong những nguyên nhân gây chết trong những vụ cháy nổ. Có thể ngay sau khi tiếp xúc với khí độc bệnh nhân chưa biểu hiện triệu chứng gì do vậy nhân viên y tế cần ln cảnh giác với ngộ độc trên bệnh nhân bỏng.

Làm dừng quá trình bỏng

Ngay khi bị bỏng cần làm nguội ngay bằng cách ngâm hay đặt phần cơ thể bị tổn thương dưới vòi nước lạnh 10-15 phút hoặc tới khi đỡ đau rát, cắt bỏ quần áo của bệnh nhân nhưng không cố gỡ gây tổn thương thêm. Quần áo bị dính các chất hố học cần được lấy bỏ một cách cẩn thận, các chất hoá học khô (dạng bột) cần phải được chải bỏ khỏi vết thương để giữ cho bệnh nhân tránh tiếp xúc trực tiếp . Các vùng bề mặt cơ thể có tiếp xúc với hoá chất phải được rửa sạch bằng nước.

Đặt đường truyền tĩnh mạch

Bệnh nhân bỏng với diện tích trên 20% cần được truyền dịch để bù khối lượng tuần hoàn. Sau khi thiết lập được đường thở, phát hiện và điều trị các tổn thương tức thời đe doạ tính mạng bệnh nhân, cần đặt ngay đường truyền tĩnh mạch ngoại vi với canyl truyền tĩnh mạch có khẩu kính lớn ( từ 16 gauge trở lên). Nếu vết bỏng quá rộng khơng tìm được ven vùng da lành thì phải cố gắng đặt canyl tĩnh mạch ở vùng da bỏng tại những tĩnh mạch có thể đặt được. Tĩnh mạch chi trên thường được sử dụng để lấy ven hơn do tỉ lệ viêm tĩnh mạch ở đây thấp hơn ở tĩnh mạch hiển. Truyền dịch cho bệnh nhân khởi đầu bằng dung dịch Ringer lactate, hướng dẫn truyền (số giọt/phút) Ringer lactate được tóm tắt ở phần sau của chương này.

Đặt sonde dạ dày

Đặt sonde hút dịch dạ dày nếu bệnh nhân có biểu hiện buồn nơn, nơn, chướng bụng, hay nếu bỏng trên 20% diện tích bề mặt cơ thể hoặc trước khi vận chuyển nạn nhân.

3.2 Đánh giá thì hai a. Bệnh sử a. Bệnh sử

Khai thác kĩ bệnh sử đặc biệt hữu ích trong xử trí bệnh nhân bỏng. Bệnh nhân có thể bị các tổn thương kèm theo trong khi cố gắng thoát ra khỏi đám cháy. Sức ép từ vụ nổ có thể quăng bệnh nhân ra xa và có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan trong cơ thể hay gãy xương như tổn thương hệ thần kinh trung ương, cơ tim, phổi và bụng. Thời gian từ khi bị bỏng cũng rất quan trọng và cần phải được ghi vào hồ sơ cùng với thông tin về các bệnh tật trước đó của bệnh nhân như đái đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch, phổi, hay bệnh lý thận; các phác đồ điều trị, tiền sử dị ứng, tiêm phòng uốn ván…

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)