Chăm sóc bệnh nhân mổ ngực

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 33 - 34)

Một điểm cơ bản mổ ngực khác mổ bụng là sau mọi trường hợp mổ đều phải dẫn lưu lồng ngực Dẫn lưu lồng ngực cơ bản khác dẫn lưu bụng là: dẫn lưu kín và một chiều. Sau mổ ngực thường do đau nen bệnh nhân tự hạn chế biên độ thở ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi khí của phổi, hạn chế sự thải dịch tiết, bệnh nhân tự điều chỉnh bằng tăng nhịp thở nhưng khơng đủ, do đó cần dùng các thuốc giả đau, phong bế thần kinh liên sườn, tập thở sâu, tập ho.

Để đảm bảo dẫn lưu kín, một chiều phải:

Hệ thống bình dẫn lưu phải có nút cao su, kín khớp với miệng bình, chỗ cắm các ống thuỷ tinh hoặc kim loại vào nút bình cũng phải khít kín; các chỗ nối ống dãn lưu với nhau cũng khít kín. Cần thường xuyên kiểm tra độ kín, đặc biệt trước khi dùng bằng cách lắp hệ thống bình hút như sử dụng, ngâm bình vào thùng nước bịt kín, đầu ngắn nối với ống cao su kẹp chặt, đầu dài nối với đường dẫn oxy hoặc một bơm khí, nếu khơng thấy bọt khí phun ra là bình kín, nếu thấy thì ghi nhận chỗ hở để sửa.

Để đảm bảo dẫn lưu một chiều và tạo áp lực hút có 3 cách dẫn lưu . Bình dẫn lưu ln ln phải đặt thấp hơn lưng của bệnh nhân tối thiểu 50 cm. ống thuỷ tinh dài có đầu găng phải ln ngập sâu trong nước 5cm, nhưng cũng khơng q 10 cm (vì nếu q 10 cm thì dịch trong màng phổi khó dẫn lưu ra ngồi).

Thao tác

- Dùng kìm khơng mấu kẹp ống dẫn lưu màng phổi trước chỗ nối với dây nối vào bình.

- Tháo rời ống dẫn lưu màng phổi với dây nối (lúc này ống dẫn lưu màng phổi đã được kẹp kín) - Lắp đầu ngoài ống dẫn lưu màng phổi với máy hút, tháo kìm khơng mấu và hút.

- Kẹp lại ống dẫn lưu màng phổi.

- Nối lại vào ống nối với bình dẫn lưu mới - Mở kìm, nếu dịch màng phổi chảy ra là được.

Nếu dịch không chảy ra (ống dẫn lưu màng phổi vẫn tắc) cần phải thông rửa ống. - Tiếp tục 2 thao tác đầu

- Hút 20ml dung dịch mặn đẳng trương vô khuẩn vào bơm tiêm. - Nối bơm tiêm với ống dẫn lưu màng phổi.

- Mở kìm và bơm dung dịch trong bơm tiêm vào màng phổi. - Hút dịch ra.

- Kẹp lại kìm vào ống dẫn lưu màng phổi và tháo bơm tiêm.

- Nối ống dẫn lưu màng phổi vào ống nối và bình dẫn lưu, quan sát dịch màng phổi có chẩy ra hay khơng?

Thu dọn dụng cụ, rửa và ghi vào hồ sơ.

Sau mổ 24 giờ điều dưỡng viên cho bệnh nhân thở sâu, dùng bàn tay vỗ vào hai bên lưng, nếu cần kích thích cho bệnh nhân ho thì dùng bàn tay áp và giữ chặt vào vùng mổ để tránh đau cho bệnh nhân khi ho.

Sau 48 giờ cho bệnh nhân thổi vào phế dung kế, xác định các chỉ số: dung lượng sống, thể tích khí cận chức năng và biên độ thở; luyện tập cho bệnh nhân cố gắng đạt các chỉ số trước mổ.

Một biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn hậu phẫu là tắc đường thở do đờm dãi ứ đọng, thể hiện bệnh nhân khó thở, thở nhanh, nơng, tím tái, co kéo trên xương ức, cần phải xứ trí hút phế quản.

Phương pháp hút khí phế quản đơn giản:

Để bệnh nhân nằm ngửa, đầu ưỡn tối đa bằng cách kê một gối to sau gáy và vai lưng trên của bệnh nhân. Nối ống hút khí phế quản (nếu khơng có thì dùng ống Netalon số 16), ống phải được nhúng vào dung dịch mặn đẳng trương vô khuẩn để tránh ống khô làm tổn thương niêm mạc (nhưng cũng không được dùng dầu parafin hoặc mỡ).

Điều dưỡng viên đứng bên trái bệnh nhân, dùng gạc mềm vơ khuẩn cầm lưỡi bệnh nhân kéo ra ngồi (động tác này làm mở nắp thanh quản và ống hút đi vào thanh khí quản dễ dàng, nếu khơng ống hút sẽ vào thực quản), tay phải đẩy ống hút qua mũi, ống hút sẽ tự nhiên đi vào thanh quản. Rút ống cho vào lọ đựng dung dịch mặn đẳng trương, hút dịch để rửa làm sạch ống và thao tác hút tiếp. Cần đặc biệt chú ý là trong thời gian đẩy ống hút vào và rút ống hút ra phải kẹp ống hút hoặc không bật máy hút; thời gian hút chỉ được kéo dài mỗi lần 15 giây.

Trường hợp đờm tắc trong các ống phế quản phải hút qua nội soi.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 33 - 34)